Vừa qua, Một Thế Giới có đề cập đến công nghệ sản xuất nước đá siêu bẩn ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe người tiêu dùng. Hôm nay, tiếp tục vấn đề nước giải khát mùa hè, xin điểm qua hiện trạng sản xuất nước mía – một thức uống rất phổ biến trong đời sống hàng ngày.
Mùa hè này, ra đường là thấy quán nước mía, ở đâu cũng ghi biển “nước mía”, “nước mía siêu sạch”, người ta đã lạm dụng chữ “siêu sạch” để đánh lừa người tiêu dùng.
Giới khoa học cho rằng, nước mía mà người ta quay, ép bán ngoài đường không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, là ổ vi khuẩn, vi trùng…
Một quán bán nước mía siêu sạch ở TP.HCM |
Người tiêu dùng ưu tiên… vì ngon, bổ, rẻ
Giá một ly nước mía chỉ khoảng từ 5 tới 7 ngàn đồng, đôi khi các chủ cửa hàng khuyến mãi thêm bằng chiêu thức “ly khổng lồ”, “mua 4 tặng 1” nên rất thu hút người mua. Hơn nữa, nước mía là thức uống nguồn gốc tự nhiên, không thêm đường hóa học, không chất bảo quản, lại ngọt mát dễ uống nên rất được ưa chuộng.
Trong cây mía, chủ yếu chứa đường saccaro, ngoài ra còn có các Carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, trong nước mía còn chứa vitamin B1, B2, B6, C, Các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt... và các acid hữu cơ cần thiết cho sức khỏe của bạn.
Tuy nước mía có nhiều lợi ích như vậy nhưng việc tự ép nước mía để sử dụng cho nhu cầu của gia đình là khó khăn nên thường người tiêu dùng tìm đến các quán nước mía vỉa hè. Cũng do thói quen bận rộn mà người ta ít ăn mía theo kiểu truyền thống, thích thì mua 1 ly nước mía uống.
Hải Vân