Nhiều vận động viên tham gia thi đấu ở Olympic Sochi cho rằng thế vận hội là nơi để thi đấu chứ không phải là một sự kiện chính trị. Họ không phản đối quyền của người đồng tính nhưng hy vọng nó sẽ là ưu tiên thứ 2.

“Olympic Sochi là nơi để thi đấu chứ không phải bàn luận quyền của người đồng tính“

Một Thế Giới | 21/02/2014, 10:46

Nhiều vận động viên tham gia thi đấu ở Olympic Sochi cho rằng thế vận hội là nơi để thi đấu chứ không phải là một sự kiện chính trị. Họ không phản đối quyền của người đồng tính nhưng hy vọng nó sẽ là ưu tiên thứ 2.

“Olympic Sochi la noi de thi dau chu khong phai ban luan quyen cua nguoi dong tinh“
Trước khi đến Olympic Sochi, nhiều vận động viên cho biết họ không hề vui khi quyền lợi của người đồng tính đang bị chối bỏ tại nước Nga, cụ thể là việc ban hành luật cấm “tuyên truyền đồng tính”. Thế nhưng cho tới hiện tại vẫn chưa có một sự phản đối công khai nào xuất hiện từ 2.870 vận động viên tham dự hay là tại các địa điểm thi đấu. 
“Olympic Sochi la noi de thi dau chu khong phai ban luan quyen cua nguoi dong tinh“
 Google thay đổi giao diện để ủng hộ người đồng tính tại Olympic Sochi
Mặc dù vậy, phía bên ngoài, nhiều hoạt động ủng hộ cộng đồng LGBT vẫn diễn ra liên tục.
Một nhà hoạt động vẫy chiếc cờ cầu vồng để phản đối ở quảng trường Đỏ đã nhanh chóng bị bắt giữ. Ba nhà tài trợ cho Ủy ban Olympic Mỹ, dẫn đầu bởi "người khổng lồ" viễn thông AT&T, đã tuyên bố chống lại luật "cấm tuyên truyền đồng tính" ở Nga. Google cũng ủng hộ bằng cách chèn hình ảnh các vận động viên và màu sắc cầu vồng vào trang tìm kiếm của hãng. 
Bên trong Sochi, một sự im lặng lớn đang bao trùm.
Ưu tiên số 1: Thi đấu
“Olympic Sochi la noi de thi dau chu khong phai ban luan quyen cua nguoi dong tinh“
 Ashley Wagner
Các vận động viên Olympic và các huấn luyện viên đã đưa ra nhiều nguyên nhân khiến họ cảm thấy Olympic này không phải là thời điểm thích hợp để đưa ra quan điểm của mình.
“Tất cả chúng tôi đều tập trung vào nhiệm vụ thi đấu” - vận động viên trượt tuyết Mỹ, Ashley Wagner nói. Ở Mỹ, Wagner phát biểu mạnh mẽ việc phản đối luật chống đồng tính ở Nga. Ở Sochi, cô ấy vẫn vui vẻ khi trả lời các câu hỏi về vấn đề đó. Cô ấy nói rằng cô ấy có “thảo luận với một số vận động viên khác".
"Có rất nhiều điều để nói về những gì chúng tôi tin tưởng, nhưng chúng tôi có mặt ở đây để thi đấu. Tôi đang thực hiện nghĩa vụ là một vận động viên và sẽ làm hết sức để hài lòng khi cuộc thi đấu kết thúc”, Ashley cho biết thêm.
“Olympic Sochi la noi de thi dau chu khong phai ban luan quyen cua nguoi dong tinh“
 Brian Orser
Huấn luyện viên trượt tuyết Brian Orser, cũng là một người đồng tính, nói: "Tôi đã tránh hầu hết những câu hỏi liên quan. Tôi không muốn trở thành kẻ đạo đức giả, tôi chỉ muốn có mặt ở đây để làm công việc của mình. Tôi có những suy nghĩ về vấn đề đó, nhưng tôi không nghĩ đây là thời điểm hoặc nơi thích hợp để phát biểu, dù chúng tôi có khá nhiều người theo dõi ở đây, đó cũng là một ưu thế. Tôi cảm thấy hơi khó nghĩ".
Có lẽ để sau khi các vận động viên đã hoàn thành việc thi đấu, đặc biệt là nếu đây là Olympic cuối cùng trong sự nghiệp thể thao của mình, có lẽ họ sẽ lên tiếng. Đó là giả thiết của nhà hoạt động Hudson Taylor, cũng là một huấn luyện viên đấu vật ở trường đại học Columbia. Ông đã đến Sochi để thực hiện các chiến dịch ủng hộ người đồng tính.
“Olympic Sochi la noi de thi dau chu khong phai ban luan quyen cua nguoi dong tinh“
Hudson Taylor 
Taylor nói ông biết không nhiều vận động viên quan tâm tới việc lên tiếng: "Tôi có thể thấy rằng mọi người cảm thấy thoải mái hơn sau khi nhiệm vụ chính của họ được hoàn thành".
Theo Ủy ban Olympic và nhiều vận động viên thì các cuộc thi đấu phải được giữ sao cho không liên quan đến chính trị, tôn giáo và các vấn đề đang làm chia rẽ thế giới bên ngoài. Tâm lý này đã không khuyến khích các cuộc thảo luận tại Olympic về các chủ đề ngoài thể thao, không chỉ riêng về luật chống đồng tính ở Nga.
"Tôi không cảm thấy Olympic là nơi thích hợp cho chuyện chính trị” - vận động viên trượt tuyết Bode Miller, thi đấu lần thứ 5 tại Olympic nói. “Đây là nơi dành cho thể thao và sự khác biệt văn hóa được đặt sang một bên".
Phía sau sân vận động
“Olympic Sochi la noi de thi dau chu khong phai ban luan quyen cua nguoi dong tinh“
Nhiều vận động viên nói rằng họ vẫn thảo luận nhưng chỉ trong nội bộ nhóm. “Chúng tôi thảo luận rất nhiều và điều đó càng làm cho chúng tôi trở nên thân thiết. Chúng tôi đều nhất trí là không nên có sự phân biệt” - vận động viên trượt băng người Mỹ, Kikkan Randall nói. 
Nhưng huấn luyện viên trượt tuyết Frank Carroll lại nói: “Tôi chưa nghe bất cứ lời nào về vấn đề đó. Tôi cũng không thấy bất cứ lá cờ hay biểu ngữ nào liên quan”. 
Trong khi đó, đại diện một số nước tham dự Olympic cho biết họ không muốn vận động viên của mình liên quan đến vấn đề này. Canada là một trong những nước đó. “Chúng tôi không tham gia vào các cuộc tranh luận chính trị và bất cứ vấn đề nào khác ngoài thể thao” - Chủ tịch Ủy ban Olympic Canada, Marcel Aubut nói. 
“Olympic Sochi la noi de thi dau chu khong phai ban luan quyen cua nguoi dong tinh“
Marcel Abdut 
“Các vận động viên Olympic của Canada đã được huấn luyện cách trả lời các phóng viên về các vấn đề nhạy cảm. Họ chỉ trả lời các câu hỏi liên quan tới việc thi đấu và những gì họ đang làm ở đây. Chúng tôi đến đây không phải để trở thành phát ngôn viên cho những vấn đề đó” - đội trưởng đội trượt tuyết Canada, Mike Slipchuk nói. 
Về vấn đề quyền lợi của người đồng tính, ông nói tiếp: “Chúng tôi đến đây không phải để trở thành phát ngôn viên cho những vấn đề đó". Vận động viên trượt tuyết Canada, Kevin Reynolds chắc chắn đã tuân theo những gì được yêu cầu khi trả lời các phóng viên như một cái máy: “Tôi tập trung vào làm công việc của tôi tại đây và sẽ làm những gì tôi cần làm". 
Khi Reynolds phát biểu, người phụ trách quan hệ với báo chí liền nói “Cảm ơn” ngay lập tức để chặn những câu hỏi tiếp sau đó, trước khi Reynolds kịp trả lời tiếp. 
Lo ngại gặp phải rắc rối 
“Olympic Sochi la noi de thi dau chu khong phai ban luan quyen cua nguoi dong tinh“
Ủy ban Olympic Quốc tế đã ban hành luật về những gì vận động viên được phép hoặc không được phép n ói. Trong hiến chương Olympic cũng có nói rằng việc quảng bá hoặc tuyên truyền bị cấm tại các địa điểm thi đấu của Olympic. Hiến chương cũng viết rằng những người vi phạm sẽ bị phạt và rất ít khi xảy ra. 
Hai vận động viên điền kinh Mỹ là Tommie Smith và John Carlos đã bị trục xuất khi họ thể hiện biểu tượng “quyền lực đen” nhằm ủng hộ quyền lợi người da màu tại Olympic năm 1968 ở Mexico City. Vào năm đó, cả hai đã giơ nắm tay có mang găng tay đen lên trời khi trên bục nhận huy chương. 
“Olympic Sochi la noi de thi dau chu khong phai ban luan quyen cua nguoi dong tinh“
 Thomas Bach
Ở Sochi, Ủy ban Olympic Quốc tế và Nga đã có những bất đồng. Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế, Thomas Bach đã tuyên bố rằng các vận động viên Olympic có thể hoàn toàn thoải mái phát biểu ý kiến về quyền lợi của người đồng tính trong các buổi họp báo. Các nhà tổ chức thế vận hội Sochi không đồng ý với Bach nhưng sau đó cũng chấp thuận. 
Một vài vận động viên lo ngại rằng khi họ lên tiếng mạnh mẽ sẽ thu hút nhiều phóng viên về phía mình và làm họ không thể tập trung vào nhiệm vụ thi đấu. “Tôi không muốn khuấy động mặt nước và bình luận về bất cứ chuyện gì. Điều đó sẽ cản trở sự tập trung nếu tôi bị bao vây bởi truyền thông. Vì vậy tôi giữ mình tránh xa chuyện đó” - một vận động viên nói.
Tiểu Ngư
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ đoạn dụ dỗ đầu tư tài chính để lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng tinh vi
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thông qua mạng xã hội, nhiều kẻ lừa đảo lập các kịch bản, thậm chí ứng dụng cả trí tuệ nhân tạo để kêu gọi đầu tư tài chính, chứng khoán… một cách tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản của người “nhẹ dạ cả tin”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
“Olympic Sochi là nơi để thi đấu chứ không phải bàn luận quyền của người đồng tính“