“Bắc Kỳ tạp lục” của Henri Emmanuel Souvignet là những ghi chép trong mọi lĩnh vực của đời sống con người Việt Nam, xứ An Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, qua góc nhìn của một người Pháp. Cuốn sách gồm 21 chương mang đến cho độc giả cái nhìn tổng quát về những điều quan trọng trong đời sống như ngôn ngữ, giáo dục, văn hóa, lịch sử, tôn giáo tín ngưỡng…

Ôn cố tri tân với 'Bắc Kỳ tạp lục'

TIỂU VŨ | 17/06/2019, 14:20

“Bắc Kỳ tạp lục” của Henri Emmanuel Souvignet là những ghi chép trong mọi lĩnh vực của đời sống con người Việt Nam, xứ An Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, qua góc nhìn của một người Pháp. Cuốn sách gồm 21 chương mang đến cho độc giả cái nhìn tổng quát về những điều quan trọng trong đời sống như ngôn ngữ, giáo dục, văn hóa, lịch sử, tôn giáo tín ngưỡng…

Năm 1882, Henri Emmanuel Souvignet từ Pháp đến xứ sở Bắc Kỳ, An Nam sinh sống và làm công việc đào tạo giáo sĩ Công giáo. Là một người Pháp nhưng ông đã nhanh chóng hòa hợp với những phong tục tập quán của người dân bản địa. Nhờ quan tâm sâu sắc đếnđến lịch sử, dân tộc học, pháp luật, dòng chảy tôn giáo, ngôn ngữ học và kiến ​​trúc của xứ An Nam nênHenri Emmanuel có nhiều kiếnthức về luật pháp và phong tục bản địa, điều đóđã giúp ông cung cấp các dịch vụ có giá trị cho Hội Thừa sai Paris và cả người dân trong khu vực ông đang làm việc.

Năm 1903, với bút danh A+B, Henri Emmanuel đã xuất bản cuốn sách Bắc Kỳ tạp lục, sách tạo nên sự chú ý lớn trong giới nghiên cứu đương thời. Ông cũng sử dụng tiền từ việc bán sách để xây dựng nhà thờ Phủ Lý, một công trình tôn giáo cho đến nay vẫn còn tồn tại.

Bắc Kỳ tạp lục của Henri Emmanuel ra đời vào thời điểm giao thoa giữa hai cuộc tiếp xúc của người Pháp và người An Nam. Đó là cuộc tiếp xúc về bạo lực vũ trang, đối kháng quân sự song hành với tiếp xúc văn hóa, tín ngưỡng. Cuốn sách là minh chứng cho cuộc gặp gỡ giữa hai đất nước khác nhau, hai truyền thống văn hóa rất khác biệt.

Bắc Kỳ tạp lục đưa ra một cái nhìn tổng thể, bao quát về các tập tục và thiết chế của người An Nam vào cuối thế kỷ 19đầu thế kỷ 20, đặc biệt là các nét tiêu biểu trong đời sống ở Bắc Kỳ. Đây có thể coi như một chiếc chìa khóa giúp người Pháp len lỏi vào các ngóc ngách trong đời sống tin thần của người An Nam, bằng cách lĩnh hội và thẩm thấu nhanh chóng những tập tục của người bản xứ.

Bắc Kỳ tạp lụcđược viết theo dạngnghiên cứu - khảo cứu, giới thiệu và liệt kê mọi mặt về đời sống văn hóa tại thời điểm bấy giờ. Các nội dung đượcHenri Emmanuel đề cập rất đa dạng, bao trùm hầu hết các lĩnh vực của cuộc sốngngôn ngữ, văn học, giáo dục, thi cử, lịch sử An Nam, tổ chức hành chính, chế độ đinh điền, tín ngưỡng, Phật giáo, Khổng giáo, hôn nhân, gia tài và thừa kế, pháp chế, tang lễ, các phẩm trật quan lại, hệ thống đo lường và hệ thực vật…

Đặc biệt trong Bắc Kỳ tạp lục,Henri Emmanuel Souvignet cũng đề cập đến nạn mua quan bán chức tham nhũngở làng xã vàđơn vị hành chính tại An Nam thời bấy giờ. Tư liệu củaHenri Emmanuel cho thấyđể lên đượcchức lý trưởng, người mua chức phải bỏ ra một khoảng tiền rất lớn, nhưng sau khi nhậnchức, bằng quyền hành có trong tay và nhiềuthủđoạn gian lận người đó thu hồi lại số tiền bỏ ra một cách nhanh chóng. Ở thời điểmHenri Emmanuel đang sống, tệchạy chức chạy quyền trong xã hội Việt Namdiễn ra rất phổ biến và nhức nhối đến mức triều đình phải bãi bỏ một số chức danhtrong bộ máy quản lý nhà nước ở cấp địa phương.

Về lĩnh vựcgiáo dục và tinh thần hiếu học của người Việt,Henri Emmanuel đã có những ghi nhận khá tích cực, ông viết: “Người An Nam rất trọng việc học hành. Việc người biết chữ được kính trọng và có vai trò nổi trội trong đời sống xã hội và chính trị của xứ sở này đã đủ chứng tỏ điều đó”.

Bắc kỳ tạp lục xuất bản lại lầntại Việt Nam làbảnchân thực trung thànhvớitác phẩm cùng tên được xuất bản trước năm 1920, đâycũngmột phần của một bộ sưu tập sách được in lại nhằm mang đến cơ hội tiếp cận các tác phẩm cũ và hiếm từ các quỹ di sản của Thư viện Quốc gia Pháp.

Tiểu Vũ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ôn cố tri tân với 'Bắc Kỳ tạp lục'