Vấn đề ở đây là do cách tiếp cận, quy định “chọn cho” tức là người dân chỉ được làm những gì luật cho phép thì sẽ dẫn tới bỏ sót thôi. Cần quy định “chọn bỏ”, tức là người dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nói.

Ông Mai Tiến Dũng muốn Bộ Nông nghiệp bỏ tư duy 'cho phép dân' khi làm luật

01/04/2019, 17:45

Vấn đề ở đây là do cách tiếp cận, quy định “chọn cho” tức là người dân chỉ được làm những gì luật cho phép thì sẽ dẫn tới bỏ sót thôi. Cần quy định “chọn bỏ”, tức là người dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nói.

Ông Mai Tiến Dũng

Ngày 1.4, Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra các Bộ, cơ quan về các quy định đang gây khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tổ trưởng Tổ công tác đề nghị Bộ NN-PTNT có ý kiến về Thông tư 02 về thức ăn chăn nuôi gây xôn xao dư luận thời gian qua với những quy định như lợn không được ăn cây chuối, thỏ không được ăn cà rốt…

Ông Nguyễn Xuân Dương, Cục trưởng Cục Chăn nuôi giải thích rằng quy định này chỉ áp dụng với thức ăn sản xuất thương mại chứ không áp dụng với các thức ăn tự cung tự cấp của nông hộ.

Ông khẳng định quy định của Thông tư “hoàn toàn đang vì doanh nghiệp, tạo cơ chế rất tốt”. Dù vậy, ông cũng cho biết sẽ sửa đổi Thông tư này theo hướng điều chỉnh phạm vi áp dụng cho phù hợp hơn, theo cách hiểu như trên.

Tuy nhiên, Tổ trưởng Tổ công tác không đồng tình nếu Bộ chỉ điều chỉnh như vậy. “Vấn đề ở đây là do cách tiếp cận, quy định “chọn cho” tức là người dân chỉ được làm những gì luật cho phép thì sẽ dẫn tới bỏ sót thôi. Cần quy định “chọn bỏ”, tức là người dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm”, Tổ trưởng Tổ công tác nêu quan điểm và đề nghị Bộ sửa Thông tư 02 theo hướng này.

Ông cũng cho rằng, việc Cục Thú y tiếp nhận hồ sơ trực tiếp để gặp doanh nghiệp là không phù hợp, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để giảm hồ sơ, thủ tục, tránh tiếp xúc trực tiếp giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp.

Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam của Thông tư 02/2019 có hiệu lực từ 11.2.2019 liệt kê thức ăn có nguồn gốc từ thực vật, thức ăn có nguồn gốc từ động vật; sữa và sản phẩm từ sữa; sản phẩm dầu, mỡ.

Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật chỉ bao gồm: ngô, thóc, lúa mì, gluten, đậu tương, khô dầu, sắn, hạt các loại; thức ăn thô như cỏ khô, cỏ tươi, rơm, vỏ trấu; phụ phẩm của ngành sản xuất cồn ethylic từ hạt cốc; mía; các loại củ: khoai tây, khoai lang, khoai môn, khoai sọ và các loại bã…

Danh mục này không đề cập tới nhiều loại nguyên liệu mà người dân, trong tập quán vốn vẫn sử dụng cho việc chăn nuôi. Chẳng hạn, cho thỏ ăn khoai tây, lá khoai, sắn, rau muống; cho lợn ăn bèo tây, thân chuối… rồi đào trùn quế để nuôi gà, nuôi cá.

Quy định này có thể hiểu những loại thức ăn chăn nuôi nằm ngoài danh mục trên sẽ bị cấm lưu hành.

Bình luận về quy định này, ông Nguyễn Minh Đức thuộc Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khẳng định, Thông tư 02.2019 của Bộ NN-PT-NT rất bất hợp lý bởi đang áp dụng phương pháp quản lý “chọn cho”, tức là người dân chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.

Trong khi đó, theo lý giải của ông Đức, thức ăn chăn nuôi theo tập quán là thứ người dân vẫn sử dụng từ trước đến nay, không cần bất kỳ một cơ quan nhà nước nào cho phép cả. Nếu việc sử dụng thức ăn chăn nuôi theo tập quán của người dân có vấn đề gì ảnh hưởng đến xã hội thì Nhà nước chỉ nên hạn chế hoặc cấm đúng loại thức ăn đó thôi.

“Rất khó hiểu vì sao Bộ NN-PT-NT lại ban hành danh mục những thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành. Vậy chẳng lẽ toàn bộ trí tuệ xã hội bị đóng khung trong hiểu biết của nhà làm luật?”, ông Đức bình luận.

“Trong trường hợp này, tôi cho rằng thay vì danh mục các sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán được phép lưu hành, ban soạn thảo chỉ cần đưa ra danh mục thức ăn chăn nuối cấm được phép lưu hành. Như vậy, với danh mục cấm này, người dân sẽ chỉ phải tránh những thức ăn bị cấm, còn lại họ sẽ được thoải mái sử dụng”, ông Đức nói thêm.

Đáng chú ý, chuyên gia pháp chế này còn chỉ ra một điểm bất thường của Thông tư 02/2019 đó là dự thảo thông tư được đăng trên website của Bộ NN-PT-NT từ ngày 10.1.2019, sau 60 ngày, tức 11.3.2019 mới hết hạn lấy ý kiến, vậy mà 11.2.2019 Bộ đã ký ban hành.

Theo thông tin từ Cục Kiểm tra vản bản (Bộ Tư pháp), cơ quan này đã kiểm tra và thấy rằng một số nội dung trong Thông tư 02/2019 do Bộ NN-PTNT vừa ban hành cần phải được xem xét thêm về tính hợp pháp.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Mai Tiến Dũng muốn Bộ Nông nghiệp bỏ tư duy 'cho phép dân' khi làm luật