Trao đổi với báo chí bên hành lang kỳ họp Quốc hội thứ nhất Quốc hội khóa XIV, ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cho biết, tòa án là giai đoạn cuối cùng của tố tụng nên phải có trách nhiệm lớn trong chống oan sai và ngành tòa án đã tiến hành rất nhiều giải pháp để cụ thể hóa điều này.

Ông Nguyễn Hòa Bình: ‘Sẽ nâng cao việc tranh tụng trước tòa để chống oan sai’

Trí Lâm | 29/07/2016, 05:05

Trao đổi với báo chí bên hành lang kỳ họp Quốc hội thứ nhất Quốc hội khóa XIV, ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cho biết, tòa án là giai đoạn cuối cùng của tố tụng nên phải có trách nhiệm lớn trong chống oan sai và ngành tòa án đã tiến hành rất nhiều giải pháp để cụ thể hóa điều này.

Nhiều giải pháp chống oan sai

Theo ông Nguyễn Hòa Bình, mục tiêu phòng, chống oan sai cũng là nỗ lực của toàn hệ thống, theo đó, các cấp cần tạo ra đột phá trong việc thực hiện điều này.Giải pháp căn cơ cho vấn đề nan giải này, theo ông Bình, không có cách nào khác ngoài việc cơ quan chức năng phải tuân thủ các quy định của pháp luật, đặc biệt là Luật Tố tụng hình sự mới được ban hành.

“Trong bộ luật này, những yêu cầu về bảo vệ quyền con người, minh bạch hóa quá trình tố tụng đã được đặt ra rất nhiều và nếu thực hiện tốt các quy định như vậy thì đã phòng ngừa rất hiệu quả oan sai”,ông Bình nói.

Đối với tòa án, ông Nguyễn Hòa Bình cho biết sẽ chú trọng nâng cao việc tranh tụng trước tòa, xem đây là một giải pháp quan trọng để chống oan sai, đảm bảo quyền tiếp cận vụ án sớm của người bào chữa.

Cũng theo ông Bình, trong nội bộ ngành sẽ tiến hành đồng bộ, tích cực nhiều giải pháp để nâng cao trình độ của thẩm phán.

Cụ thể hơn về những giải pháp nâng cao trình độ thẩm phán, ông Bình cho biết, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, ngành tòa án đã tăng cường bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, tiến hành rút kinh nghiệm các vụ án, thi tuyển để bổ nhiệm các chức danh tư pháp.Đồng thời, ông Nguyễn Hòa Bình cũng cho biết đã tổ chức rất thành công các kỳ thi thẩm phán sơ cấp, trung cấp. Hiện nay kỳ thi đối với thẩm phán cao cấp đang được tiến hành.

“Chúng tôi cũng đề cao kỷluật công vụ, nâng cao trách nhiệm, có yêu cầu chặt chẽ hơn đối với các trường hợp phải hủy án, có những sai sót trong quá trình tố tụng do lỗi chủ quan…”,ông Bình nhấn mạnh.

Đồng thời với đó, đối với những quy định kỷluật nội bộ cũng đã được tổ chức biên soạn lại và tiến hành lấy ý kiến toàn ngành, nhanh chóng áp dụng trong tương lai gần.

“Đối với những vụ án mà có dấu hiệu oan sai, chúng tôi sẽ có kiểm tra và giải quyết sớm. Đơn đề nghị giám đốc thẩm của dân thì chúng tôi đã có chủ trương tập trung giải quyết lượng đơn tồn đọng này trong vòng 1 năm. Tầm này năm 2017 sẽ tiến hành giải quyết xong nội dung này”, ông Bình nói.

Theo ông Bình, một giải pháp khác cũng được song song tiến hành là ứng dụng công nghệthông tin trong công tác của tòa án như triển khai hệ thống thông tin hội nghị trực tyến đến cấp huyện để tập huấn và bồi dưỡng kiến thức cho các thẩm phán.

“Đặc biệt chúng tôi cũng áp dụng việc kết nối phòng xét xử với phòng làm việc của chánh án các cấp để chánh án kiểm soát được các cán bộ tham gia phiên tòa, đảm bảo phiên tòa được diễn ra theo đúng các quy định của pháp luật, tôn trọng quyền tranh tụng, bào chữa của luật sư cũng như bị can, bị cáo. Qua đó cũng chấn chỉnh được tư thế tác phong của cán bộ tham gia quá trình xét xử”,ông Bình thông tin.

Sắp có kết luận chính thức vụ án Trần Văn Vót

Liên quan đến vụ án ông Trần Văn Vót (Lý Nhân – Hà Nam) bị vướng tù tội 23 năm có dấu hiệu oan sai, ông Nguyễn Hòa Bình cho biết đã nhận được rất nhiều đơn của đại biểu Quốc hội và ý kiến của Chính phủ về vấn đề này. Hiện nay đã thành lập đoàn công tác liên ngành với sự tham gia của các cơ quan tố tụng cả Trung ương và địa phương.

“Hơn 6 tháng nay, quá trình thẩm tra đã hoàn thành và cũng đã có đánh giá lại toàn bộ vụ án. Sẽ còn 1 cuộc họp nữa trước khi có kết luận chính thức về vụ án này, khi có kết quả sẽ thông tin cho báo chí”,ông Bình nói.

Nguồn gốc vụ án bắt đầu từ tranh chấp đất đai của người dân hai miền Thanh Nga và Nhân Phúc (xã Phú Phúc). Chiều 29.11.1992, trong vụ xô xát giữa hàng trăm người dân hai miền nàynổ ra tại bãi Thanh Lan, có người ném lựu đạn vào đám đông làm một người dân miền Nhân Phúc chết và 21 người bị thương.

Sau khi vụ án xảy ra, người tên Trần Văn Cự bỏ trốn, công an vào cuộc và bắt Trần Ngọc Thanh về điều tra. Tại cơ quan điều tra, Trần Ngọc Thanh đã khai ra ông Trần Văn Vót là người đưa lựu đạn cho Thanh ném vào đám đông. Hai tháng sau, ông Vót bị bắt về hành vi giết người liên quan đến vụ nổ.

Bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã tuyên phạt bị cáo Trần Văn Vót tù chung thân cho cả bốn tội Giết người, Phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, Tàng trữ vũ khí trái phép và Gây rối trật tự công cộng.

Hơn 20 năm nay, ông Trần Văn Điền (bố anh Trần Hoa Việt – nạn nhân) cũng liên tục có đơn kháng cáo cho rằng kẻ ném lựu đạn khiến con trai ông tử vong không phải là Trần Văn Vót và Trần Ngọc Thanh mà là Trần Văn Cự.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Nguyễn Hòa Bình: ‘Sẽ nâng cao việc tranh tụng trước tòa để chống oan sai’