Thông thường, việc đấu thầu thuốc được thực hiện qua các bước: Bệnh viện lập danh mục thuốc đấu thầu trình lên hội đồng đấu thầu xem xét, phê duyệt; đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; đánh giá về tiêu chuẩn kỹ thuật theo hồ sơ mời thầu; đánh giá về giá để lựa chọn thuốc trúng thầu...

Đấu thầu thuốc: Không cần 'đấu' vẫn lọt vào bệnh viện

Haiyen | 28/07/2016, 15:26

Thông thường, việc đấu thầu thuốc được thực hiện qua các bước: Bệnh viện lập danh mục thuốc đấu thầu trình lên hội đồng đấu thầu xem xét, phê duyệt; đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; đánh giá về tiêu chuẩn kỹ thuật theo hồ sơ mời thầu; đánh giá về giá để lựa chọn thuốc trúng thầu...

Tuy nhiên, có quá nhiều kẽ hở, quá nhiều lý do để các nhóm lợi ích lợi dụng đưa thuốc kém chất lượng, thậm chí giá cao vào cơ sở khám chữa bệnh. Và không ít câu chuyện tham gia đấu thầu thuốc mà không cần “đấu” vẫnđược“thầu” cũng bắt nguồn từ đây.

Thuốc nội ra rìa

Theo thống kê, 80% lượng thuốc ở Việt Nam được tiêu thụ tại các bệnh viện. Điều này có nghĩa làdoanh nghiệp phân phối thuốc nào mànắm được bệnh viện sẽ nắm chắc phần thắng. Tuy nhiên, thị trường dược phẩm Việt Nam, đặc biệt là các loại biệt dược, từ lâu đã bị một vài nhà phân phối nước ngoài thao túng.

Thực tế cho thấy, thuốc nội chỉ tập trung ở các bệnh việntuyếndưới. Bệnh viện tuyến trên sử dụng thuốc ngoại nhiều hơn. Theo thống kê của Cục Quản lý dược, trong tổng giá trị thuốc đấu thầu của các bệnh viện, thuốc nhập khẩu đắt tiền hơn chiếm tới 90%. Đơn cử như Viện Bỏng chiếm 92%, Viện Da liễu quốc gia chiếm 96%, Bệnh viện Phụ sản Trung ương chiếm 86%, Bệnh viện Bạch Mai chiếm 95%...

Hoạt chất có trong Gliatilin, doanh nghiệpViệt Nam đã có thể sản xuất được với giá rẻ hơn nhiều lần so với thuốc nhập khẩu

Bên cạnh đó, rất nhiều loại thuốc đã được nhượng quyền sản xuất tại Việt Nam với hoạt chất tương đương, giá thành rẻ và chỉ khác tên gọi hay những thuốc có hoạt chất Việt Nam đã sản xuất được nhưng lại không đến tay người tiêu dùng, thậm chí bị gạt ngay trước khi được đưa vào danh mục đấu thầu.

Liên quan đến vấn đề này là việc Phó giám đốc BHXH Việt NamPhạm Lương Sơn đã gửi email chỉ đạo không đưa vào danh mục đấu thầudạng đóng gói ống nhựa của các loại thuốc và kiểm soátchặt chẽ việc sử dụng Gliatilin. Đây là những sản phẩm của Việt Nam hoặc chứa các hoạt chất mà Việt Nam có thể sản xuất được.

Cụ thể, thuốc tiêm ống nhựa là sản phẩm mới nhất được sản xuất trên dây chuyền công nghệ BFS có nhiều ưu việt như: an toàn, tiện dụng, nâng cao chất lượng trong điều trị. Một số doanh nghiệp Việt đã tiên phong đầu tư cho các sản phẩm này như CPC1, Traphaco, Imexpharm… Tuy nhiên, thay vì ủng hộ và tạo cơ chế cho các doanh nghiệp này thì email chỉ đạo riêng của lãnh đạo BHXH với lý do “độc quyền giá cao” đã loại thẳng taydoanh nghiệpsản xuất trong nước, tạo điều kiện cho sản phẩm nhập ngoại của Ấn Độ tiếp tục vị thế độc quyền.

Hay như với Gliatilin (với hoạt chất Choline Alfoscerate) bị chỉ đạo kiểm soátchặt chẽ vì “có chi phí lớn” (nằm trong top 20 thuốc có chi phí lớn nhất toàn quốc). Thực ra đâychỉ là chiêu trò để loại Gliatilin nhằm giữ thế độc quyền cho Cerebrolysin, sản phẩm ngoại nhập cạnh tranh gián tiếp nhưng cùng hướng đến các đối tượng bệnh nhân xuất huyết não do tai nạn hoặc do bệnh. Gliatilin là thuốc nhập khẩu nhưng hoạt chất Choline Alfoscerate thì các doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có thể sản xuất được. Với chỉ đạo của lãnh đạo BHXH VN, các sản phẩm ngoại đương nhiên thắng thầu mà không cần đấu vìcác loại thuốc nội liên quan đã bị chỉ đạo “đá” ra rìa ngay khi mới “mon men” vào danh sách dự thầu.

Nước cất ống nhựa do Việt Nam sản xuất

Qua mặt Bộ Y tế?

Hiện tại, việc lựa chọn đưa thuốc nào vào danh mục đấu thầu là việc của các bệnh viện, chấm cho trúng thầu hay không là việc của hội đồng. Nhưng với chỉ đạo ngầm nói trên, Phó giám đốc BHXH Phạm Lương Sơn đã làm thay chức năng nhiệm vụ của Bộ Y tế, chỉ đạo BHXH địa phương loại thẳng tay sản phẩm thuốc đã được Bộ Y tế chấp nhận cho sử dụng trong điều trị tại bệnh viện vào danh sách dự thầu.

Đấy là chưa kể đến việc quy định chất lượng thuốc và lựa chọn sử dụng thuốc nào trong điều trị là thuộc chuyên môn của Bộ Y tế và do Bộ Y tế cấp phép. Trả lời về việc loại bỏ Gliatilin, ông Sơn khẳng định“trong danh sách, 20 loại thuốc được chỉ định này là 20 loạithuốc có giá trị sử dụng lớn nhất, nhưng 19 thuốc kia là thuốc chữa bệnh còn Gliatilin là dạng bổ trợ. Tôi yêu cầu các tỉnh tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng thuốc này để chống lãng phí”.

Tuy nhiên theo quy định của Thông tư 40, hoạt chất Cholin alfoscerate trong Gliatilin và Cerebrolysin có thể dùng thay thế cho nhau để điều trị bệnh nhân"đột quỵ, sau chấn thương, phẫu thuật chấn thương sọ não và sau phẫu thuật thần kinh sọ não". Vậy Thông tư 40, cácmục 477, 478, 479 do Bộ Y tế ban hành ghi rất rõ là điều trị đột quỵ là sai? Phó giám đốc BHXH đã “thay mặt” cả Bộ Y tế đưa ra khái niệm thuốc chữa bệnh và thuốc bổ trợ?

Phó giám đốc BHXH Phạm Lương Sơn đã gửi email chỉ đạo không đưa dạng đóng gói ống nhựa của các loại thuốc và kiểm soátchặt chẽ việc sử dụng Gliatilin. Đây là những sản phẩm của Việt Nam hoặc chứa các hoạt chất mà Việt Nam có thể sản xuất được.

Sản phẩm thuốc tiêm ống nhựa được đón nhận bởi tính tiện lợi, an toàn của sản phẩm cũng như tiện lợi choxử lý rác thải cũng bị gạt khỏi danh mục đấu thầu vì lý dođộc quyền, giá cao.

Trả lời báo chí vấn đề này, ông Phạm LươngSơn cho rằng theo"tính toán của BHXH Việt Nam, chỉ riêng năm 2015, tổng giá trị nước cất dạng ống nhựa trúng thầu cao gấp 2 lần so với năm 2014, chênh lệch giữa 2 loại vỏ này lên đến 15 tỉđồng”.

Chưa nóiđến việc con số 15 tỉđồng này được tính như thế nào và nếu được khuyến khích, tạo cạnh tranh thì khoảng cách giữa ống nhựa và ống thủy tinh sẽ còn gần hơn nữa, nhưng đây là hai sản phẩm hoàn toàn khác nhau. Với chỉ đạo của mình, ông Sơn đã đánh đồng tiêu chuẩn chất lượng của 2 công nghệ ống nhựa và ống thủy tinh mà Bộ Y tế đã thẩm định sự khác nhau hoàn toàn, đồng thời ép các đơn vị điều trị không được sử dụng sản phẩm mà Bộ Y tế cấp phép là ống nhựa.

Chỉ đạo ngầm của Phó giám đốc BHXH Phạm Lương Sơn đã có kết quả, nhiềusản phẩm sử dụng trong bệnh viện bị gạt khỏi bệnh viện, đẩy doanh nghiệp trong nướcvào thế khó. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là có hay không sự chồng chéo trong quản lý giữa Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hộiVN, và quan trọng hơn là mục tiêu đến năm 2020, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm theo Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam có thành sự thực khi thuốc nội chưa có cơ hội “đấu” đã bị gạt ra khỏidanh mục dự thầu.

Có quá nhiều những bất cập trong đấu thầu, dẫn đến việc doanh nghiệpcoi đó như là “luật bất thành văn”. Đại diện Công ty Hữu Nghị (đơn vị phân phối thuốc Gliatilin bị chỉ định kiểm soát chặt chẽ,được nhắc đến trong lá thư) cho rằngviệc không đượcnằm trong danh mục thuốc đấu thầu là thiệt thòi cho doanh nghiệpnhưng những doanh nghiệp nhỏ như Hữu Nghị không còn cách nào khác là phải khai thác thêm thị trường bên ngoài để tồn tại và phát triển dù cũng rất khó khăn. Công tyDược Hậu Giang cũng như nhiều đơn vị khác không thể trụ nổi cơ chế ngầm đã phải vươn ra ngoài để tồn tại và phát triển.

Xóa bỏ các rào cản, được cạnh tranh trong môi trường công bằng, minh bạch là mong muốn của tất cả các doanh nghiệp không chỉ trong ngành y tế mà trong bất cứ lĩnh vực nào. Tuy nhiên đây vẫn là một câu hỏi lớn, cần sự chung tay của các cấp, bộ ngành và chính bản thân các doanh nghiệp.

Bài 1:BHXH chặn đường tiêu thụ của thuốc nội​

Bài 2:Nhập nhèm khuyến cáo, chỉ đạo, hướng dẫn của Phó giám đốc BHXH Việt Nam

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
3 tháng đầu năm, vốn FDI vào bất động sản tăng vọt
7 giờ trước Tài chính và đầu tư
3 tháng đầu năm, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong danh sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,58 tỉ USD, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đấu thầu thuốc: Không cần 'đấu' vẫn lọt vào bệnh viện