Lãnh đạo các tổ chức vũ trang có ảnh hưởng ở Libya và Yemen đều cầu cứu Tổng thống Nga Vladimir Putin cử quân đến can thiệp, để giải quyết khủng hoảng ở mỗi nước, sau các cuộc nổi dậy ‘Mùa xuân Ả Rập” hồi năm 2011.

Ông Putin được mời cho quân Nga can thiệp vào Libya và Yemen

Trần Trí | 09/08/2018, 18:16

Lãnh đạo các tổ chức vũ trang có ảnh hưởng ở Libya và Yemen đều cầu cứu Tổng thống Nga Vladimir Putin cử quân đến can thiệp, để giải quyết khủng hoảng ở mỗi nước, sau các cuộc nổi dậy ‘Mùa xuân Ả Rập” hồi năm 2011.

Dưới thời đại tá Muammar Gaddafi, Libya từng có quan hệ quân sự vững chắcvới Nga, nhưng rồi đổ vỡsau khi cuộc nổi dậy “Mùa xuân Ả Rập” bùng nổ, từ đó, cộng đồng quốc tế cấm bán vũ khí cho các tổ chức vũ trang ở Libya.

Cuộc nổi dậy “Mùa xuân Ả Rập” 2011 đã dẫn đến những vụ lật đổ các nhàlãnh đạo ở Bắc Phi và Trung Đông, quân nổi dậy giết chết đại tá Gaddafi sau khi phát hiện ông trốn trong một ống cống.Nhưng cuộc nổi dậy cũng gây ra sự bất ổn và các cuộc can thiệp quân sự của nước ngoài, khiến nhiều nước vẫn đang phải gánh chịu hậu quả.

Theo Newsweek, cuộc nổi dậy cũng là một thời khắc đáng kể cho Nga, đểMoscow theo đuổi tham vọng tái lập ảnh hưởng ở Trung Đông, trong nỗ lực thách đố sự thống trị của Mỹ và phương Tây ở khu vực này.

Tại Libya, việc đại tá Gaddafi bị quân nổi dậy lật đổ và bị giết, nhờ họ có NATO do Mỹ dẫn đầu hỗ trợ, nhưng ông Barack Obama đã tuyên bố đó là “sai lầm tệ hại nhất” khi ông làm Tổng thống Mỹ. Việc đấu đá quyền lực đã gây chia rẽ ở Libya giữa hai bè phái lớn kình chống nhauvà gây ra sự nổi dậy của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).

Một trong hai lực lượng đối địch muốn kiểm soát Libya là LNA dưới quyền tướng Khalifa Haftar, một cựu sĩ quan thời Gaddafi.LNA đại diện cho đảng Quốc gia Libya ở miền Đông Libya, và tướng Haftar tăng uy tín nhờ đánh thắng các nhánh theo IS.

Nhưng LHQ ủng hộ Chính phủ đồng thuận quốc gia ở thủ đô Tripoli (miền Tây Libya). Các cường quốc đã nỗ lực hòa giải cho hai phái trênvà Nga hứa giữ một vai trò hàng đầu để hướng tới một giải pháp.

Ngày 8.8, người phát ngôn của Quân đội quốc gia Libya (LNA) tự phong nói sự ủng hộ của Nga là cần thiết, để trang bị vũ khí tốt hơn cho LNA và giúp lập một chính phủ thống nhất.

Trong tuyên bố gửi hãng tin nhà nước Nga Sputnik, thiếu tướng LNA Ahmed al-Mesmari nóiquan hệ quân sự Nga-Libya đã có từ lâu, hiện LNA sử dụng toàn vũ khí Nga, từ đóLibya rất cần Nga khi “cuộc chiến chống khủng bố vẫn tiếp tục”.

Tướng Mesmari giải thích từ việc Nga giúp quân đội Syria đánh bại quân nổi dậy và bọn IS, LNA nhận định sự ủng hộ của Nga sẽ có ích cho lực lượng vốn cần sự hủy bỏ lệnh cấm quốc tế bán vũ khí qua Libya.Người phát ngôn LNA còn nói: “Vấn đềcủa Libya cũng cần sự tham gia giải quyết của Nga và của đích thân Tổng thống Putin, để loại bỏ các phần tử bên ngoài, ví dụ Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là Ý, khỏi vũ đài chính trị Libya”.

Với việc quân đội Syria thắng trận, Nga đã có một căn cứ mạnh ở Địa Trung Hải, tức áp sát sườn nam của NATO, và Nga có thể tìm cách tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực chiến lược này.

Nga duy trì quan hệ với cả hai phái ở Libya, nhưng vài năm gần đây, Moscow chú ý lôi kéo tướng Haftarnhằm chống Chính phủ đồng thuận có phương Tây ủng hộ ở thủ đô Tripoli.

Quân Houthi ở Yemen quyết chống liên quân Ả Rập Saudi - Ảnh: Getty Images

Trong khi đó, quân nổi dậy ở Yemen bất ổn từ cuộc nổi dậy “Mùa xuân Ả Rập” cũng kêu gọi Nga giúp.

Vào năm 2011, các cuộc biểu tình lớn đã buộc Tổng thống Ali Abdullah Saleh phải từ chức năm 2012. Thay ông là Tổng thống Hadi Abed Rabbo Mansour, nhưng chính phủ Yemen bị rúng động vì sự bất mãn vẫn tiếp tụcvà có sự kình chống nhau giữa các tay súng Al-Qeada (theo đạo Hồi dòng Sunni) với quân nổi dậy Houthi theo đạo Hồi dòng Shiite.

Quân Houthi từng chiếm thủ đô Yemen năm 2015, và Ả Rập Saudi bắt đầu ném bom vào tổ chức này, với sự giúp đỡ của liên quân khu vực có Mỹ ủng hộ, nhằm phục hồi quyền lực cho ông Hadi.

Hồi tháng 7, thủ lĩnh Mahdi al-Mashat của Hội đồng Chính trị tối cao (thân Houthi) đích thân viết thư gửi Tổng thống Putin, theo báo Asharq Al Awsat (của Ả Rập Saudi) và theo các nhánh thân ông Hadi và thân Houthi ở hãng tin Saba (Yemen).

Trong thư, ông Mashat bày tỏ mong ước củng cố quan hệ giữa Yemen với Nga, và hy vọng Moscow sẽ giữ một vai trò hàng đầu, để chặn các cuộc tấn công của liên quân do Ả Rập Saudi ủng hộ, và kết thúc điều LHQ gọi là “cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng nhất thế giới”.

Nga chưa quyết định can thiệp vào Yemen, thậm chí bảo vệ thành tích nhân quyền của Ả Rập Saudi. Nhưng hồi tháng 6, Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo một cuộc chiến dữ dội ở Hodeida có thể gây hậu quả thảm họa cho toàn Yemen”, theo TASS.

Nga cũng ngăn những sáng kiến của LHQ nhằm trừng phạt Iran, với lý do Tehran cấp vũ khí cho quân Houthi. Cánh quân này cùng Nga và Iran đều phủ nhận cáo buộc ấy.

Bích Ngọc (theo Newsweek)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Putin được mời cho quân Nga can thiệp vào Libya và Yemen