Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký hàng loạt sắc lệnh, qua đó đổi tên Trung đoàn tăng 68 theo tên thủ đô Berlin của Đức, và đổi tên một trung đoàn bộ binh theo tên thủ đô Warsaw của Ba Lan.

Ông Putin lệnh đổi tên trung đoàn Nga theo tên thủ đô Đức

Trần Trí | 03/07/2018, 15:50

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký hàng loạt sắc lệnh, qua đó đổi tên Trung đoàn tăng 68 theo tên thủ đô Berlin của Đức, và đổi tên một trung đoàn bộ binh theo tên thủ đô Warsaw của Ba Lan.

Tổng thốngPutin đã ký hàng loạt sắc lệnh, đổi tên 11 đơn vị quân theo tên của các thành phố ở Ukraine, Belarus, Romania.

Trung đoàn tăng số 6 được đổi tên theo tên thành phố Lviv, Trung đoàn tăng 68 theo tên Zhytomyr và Trung đoàn tăng 163 theo tên Nizhyn (đều là 3 thành phố của Ukraine).

Theo UPI, quyết định đổi tên các đơn vị theo tên các thành phố Ukraine có thể được xem là đòn phủ đầu, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, và Nga can thiệp vào nội chiến Ukraine vốn đã làm chết hơn 10.300 người ở miền đông nước này.

Từ đó quan hệ Nga-Ukraine xuống cấp và hai nước đang trong tình trạng chiến tranh. Ông Putin cũng phê duyệt một sắc lệnh chính phủ, qua đó gia hạn lệnh cấm vận chuyển hàng hóa Ukraine đi qua lãnh thổ Nga kể từ Tết dương lịch 2019.

Các sắc lệnh mà ông Putin ký ngày 30.6 và công bố ngày 2.7 nêu rõ việc đổi tên nhằm “bảo tồn vinh quang của quân đội và truyền thống lịch sử, nuôi dưỡng tinh thần trung thành với tổ quốc và nghĩa vụ quân sự nơi các chiến sĩ”.

Các thành phố được chọn đặt tên cũng là các nơi mà các đơn vị quân Nga từng chiến đấu hồi Thế chiến 2. Năm 1944, lãnh tụ Liên Xô Josef Stalin đặt tên Lữ đoàn tăng 93 theo tên thành phố Zhytomyr, nhưng sau đó đơn vị đổi thành Trung đoàn tăng 68, sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991.

Trung đoàn tên lửa 933 nay là Trung đoàn Thượng Dnipro, theo tên sông Dnipro ở Ukraine. Trong khi đó, cáctrung đoàn bộ binh Nga cũng được đổi theo tên các thành phố Vitebsk, Kobrin và Slonim của Belarus.

Ông Putin theo dõi cuộc tập trận lớn Zapad 2017 ở Belarus - Ảnh: Getty Images

Theo các chuyên gia, quyết định của Tổng thống Nga có thể khiến người dân các nước này xem là động thái khiêu khích. Ví dụ nhiều người dân Ba Lan cho rằng Hồng quân Liên Xô là lực lượng chiếm đóng hậu Thế chiến 2, chứ không là quân giải phóng họ khỏi ách phát xít Đức. Bên cạnh đó là cảm giác bất mãn sau hàng chục năm Liên Xô chiếm ưu thế trên toàn Đông Âu.

Theo Newsweek, các hoạt động của Nga ở Ukraine cũng khiến Ba Lan, Belarus và các nước khác lo ngại về các ý đồ của Nga, cũng như làm hỏng quan hệ giữa Nga với Mỹ và khối Liên hiệp châu Âu (EU).

Vào lúc căng thẳng giữa Nga với NATO vẫn cao, các sắc lệnh đổi tên các đơn vị quân của ông Putin bị xem là khiêu khích, dù Moscow tuyên bố hành động này chỉ để “bảo tồn vinh quang quân đội và truyền thống lịch sử”.

Theo báo Independent, hồi đầu năm 2018, Nga cũng đặt lại tên cho một trung đoàn không quân theo tên Tallinn (thủ đô Estonia). Sắc lệnh nêu quyết định này nhằm “đề cao tinh thần của nghĩa vụ quân sự, bảo tồn truyền thống lịch sử hào hùng của quân đội”.

Nhà phân tích Derek Averre chuyên về chính sách đối ngoại của Nga ở Đại học Birmingham (Anh) nói với trang báo này: đó là một động thái nhằm “gây hấn”.

Ông Averre nói: “Nga lo ngại tầm ảnh hưởng của mình bị mất ở các ước vùng biển Baltic, và việc EU cùng NATO mở rộng đang hướng sâu về phía đông. Vì thế Nga muốn thể hiện một quan điểm và một phần trong đó là khơi lại vinh quang của Liên Xô thời quá khứ”.

Nhà phân tích người Anh còn giải thích trong các năm gần đây, Nga luôn đề cao vai trò của Nga là “lực lượng giải phóng Ukraine và Đông Âu”.

Theo Newsweek, châu Âu cảnh giác tham vọng mở rộng bờ cõi của Nga, từ sau vụ sáp nhập Crimea và Moscow ủng hộ quân ly khai ở đông Ukraine. Các nước láng giềng của Nga gồm Estonia, Latvia, Litva (3 nước vùng biển Baltic), Ba Lan, Na Uy, Thụy Điển đều bày tỏ sự lo ngại Moscow cũng sẽ có những động thái chống lại chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của họ.

Hồi đầu tháng 6, Nga dọa Na Uy sẽ phải chịu “những hậu quả”, khi Na Uy dự tính tăng gấp đôi số quân Mỹ trú đóng kể từ năm 2019.

Hồi tháng 5, có thông tinBa Lan hứa chi 2 tỉ USD đểMỹ cho quân trú đóng thường thực. Điện Kremlin cũng phản ứng, nói hành động này có thể khiến Nga “sẽ phản đòn”.

Hiện chính quyền Tổng thống Donald Trump căng thẳng với NATO và các đồng minh truyền thống ở châu Âu. Cùng lúc, ông Trump bày tỏ ý muốn cải thiện quan hệ Mỹ-Nga.

Có tin ông Trump nói tại một dạ tiệc của hội nghị thượng đỉnh G-7 mới đây, rằng Crimea thuộc Nga vì ở đó nhiều người nói tiếng Nga. Nhưng Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton nói Mỹ không công nhận Crimea thuộc Nga.

Các ông Trump-Putin sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên ở Helsinki (thủ đô Phần Lan) ngày 16.7 tới, sau khi ông Trump dự hội nghị thượng đỉnh NATO trong hai ngày 11,12.7 ở Brussels (Bỉ).

Bảo Vĩnh (theo UPI, Newsweek)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Putin lệnh đổi tên trung đoàn Nga theo tên thủ đô Đức