Sau khi dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, Bộ GTVT và UBND tỉnh Lâm Đồng cần phấn đấu khởi công đoạn Dầu Giây - Tân Phú và Tân Phú - Bảo Lộc trong quý 2/2023

Phấn đấu khởi công 2 đoạn cao tốc qua Bảo Lộc trong quý 2/2023

H.Đ | 27/06/2022, 17:02

Sau khi dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, Bộ GTVT và UBND tỉnh Lâm Đồng cần phấn đấu khởi công đoạn Dầu Giây - Tân Phú và Tân Phú - Bảo Lộc trong quý 2/2023

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 184/TB-VPCP về kết luận của Phó thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp rà soát tiến độ thực hiện các dự án đường bộ cao tốc Tân Phú  – Bảo Lộc , Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công tư và dự án Nâng cấp, mở rộng đèo Prenn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Phó thủ tướng đánh giá cao tỉnh Lâm Đồng chủ động đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ giao là cơ quan có thẩm quyền triển khai hai dự án thành phần, gồm đoạn Tân Phú - Bảo Lộc và đoạn Bảo Lộc - Liên Khương với tổng chiều dài 140km ngay sau khi Luật PPP có hiệu lực. Đồng thời, tỉnh Lâm Đồng cũng rất cố gắng cân đối từ nguồn ngân sách hạn hẹp của địa phương để triển khai đầu tư các dự án này.

Tuy nhiên, "riêng nội dung chuyển đổi mục đích sử dụng rừng của các dự án thuộc trách nhiệm UBND tỉnh Đồng Nai và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện rất chậm", Phó Thủ tướng nhìn nhận.

Vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần rút kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ của lãnh đạo Chính phủ giao, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nỗ lực, cố gắng hơn nữa để đáp ứng nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, trong đó có giao thông vận tải.

Đây là tuyến đường cao tốc có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đối với tỉnh Lâm Đồng và khu vực Tây Nguyên. Việc sớm triển khai các dự án thành phần (Dầu Giây - Tân Phú, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương và Liên Khương - Prenn) sẽ hình thành hệ thống giao thông kết nối khu vực Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ, mở ra không gian phát triển cho tỉnh Lâm Đồng và toàn vùng nhằm khai thác tối đa những thế mạnh về du lịch, sản xuất nông nghiệp chất lượng cao…

Để bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật và sớm triển khai đầu tư xây dựng các dự án thành phần của tuyến đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, UBND tỉnh Lâm Đồng với trách nhiệm là cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án thành phần, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương và Hội đồng thẩm định liên ngành trong việc rà soát, giải trình, hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án theo quy định pháp luật, bảo đảm đủ điều kiện để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư.

Sau khi dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức triển khai các thủ tục theo quy định pháp luật, phấn đấu khởi công đoạn Dầu Giây - Tân Phú và Tân Phú - Bảo Lộc trong quý 2/2023 và hoàn thành các dự án trong năm 2026, bảo đảm đồng bộ trên cả tuyến Dầu Giây - Bảo Lộc"

Trước đó ít ngày, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn số 4497/UBND - GT đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (tỉnh Đồng) theo phương thức PPP.

Đây là đề xuất dự án của liên danh các nhà đầu tư gồm Tập đoàn Đèo Cả – Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh – Công ty Tập đoàn Nam Miền Trung.

Được biết, dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương có tổng chiều dài hơn 200 km, chia thành ba đoạn đầu tư. Chính phủ giao UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện 2 đoạn huyện Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương dài 140 km. Đoạn Dầu Giây - Tân Phú do Bộ Giao thông vận tải phụ trách.

Trong đó, đoạn cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có chiều dài 66,3 km nằm trên địa phận 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. Trong đó đoạn đi qua tỉnh Đồng Nai khoảng 11 km; đi qua tỉnh Lâm Đồng khoảng 55 km (qua các huyện: Đạ Huai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và TP. Bảo Lộc). 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lời giải bài toán thiếu nhân lực số tại Việt Nam
một giờ trước Khoa học - công nghệ
Số lượng nhân sự về công nghệ số mà các công ty tại Việt Nam còn thiếu hằng năm khoảng 170.000 người. Giải pháp nào để tháo gỡ thực trạng này?
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phấn đấu khởi công 2 đoạn cao tốc qua Bảo Lộc trong quý 2/2023