Thời gian qua, cơ quan quản lý đã phát hiện ra một số chiêu trò mới của doanh nghiệp sữa. Đó là thay đổi trọng lượng, chất lượng, mẫu mã sản phẩm sữa tăng giá bán. Tuy nhiên lãnh đạo Cục Quản lý giá vẫn cho rằng, điều này vẫn đủ để khẳng định đây có phải là dấu hiệu chuyển giá sữa hay không.

Phát hiện 'chiêu trò' mới của doanh nghiệp sữa

Một Thế Giới | 14/05/2015, 19:30

Thời gian qua, cơ quan quản lý đã phát hiện ra một số chiêu trò mới của doanh nghiệp sữa. Đó là thay đổi trọng lượng, chất lượng, mẫu mã sản phẩm sữa tăng giá bán. Tuy nhiên lãnh đạo Cục Quản lý giá vẫn cho rằng, điều này vẫn đủ để khẳng định đây có phải là dấu hiệu chuyển giá sữa hay không.

Không xác định được có dấu hiệu chuyển giá sữa hay không
Tại buổi Họp báo Tổng kết 1 năm áp trần giá sữa do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 14.5, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá nhận định, mặc dù giá sữa thời gian qua có giảm nhưng đã phát hiện ra tình trạng một số doanh nghiệp thay đổi trọng lượng, chất lượng, mẫu mã sản phẩm để xác định giá tối đa mới.
Theo số liệu từ Bộ Tài chính, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính với các tổ chức, cá nhân thực hiện không đúng quy định về kinh doanh và bình ổn giá sữa với số tiền trên 519,7 triệu đồng. Một số vi phạm chủ yếu là đăng ký giá chưa đầy đủ, giá bán thực tế cao hơn giá đăng ký, không niêm yết giá hoặc niêm yết chưa đẩy đủ, gian lận thương mại.
Tuy nhiên, lãnh đạo Cục Quản lý giá cho rằng, để khẳng định đây có phải là dấu hiệu chuyển giá hay không thì vẫn cần phải xem xét. Bởi chỉ dựa vào tờ khai hải quan sẽ không đánh giá được tác động giảm nên không đặt vấn đề nghi vấn có dấu hiệu chuyển giá trước khi nhập khẩu vào trong nước hay chưa. 
"Thực tế, chúng tôi đã đặt ra nghi vấn này, tuy nhiên theo chức năng, đòi hỏi phải có quá trình phối hợp xác minh. Quá trình này là rất phức tạp, đòi hỏi phải có thông tin, biện pháp rà soát kiểm tra. Nếu phát hiện ra, chắc chắn chúng tôi sẽ công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng", ông Tuấn khẳng định.
Ông Tuấn cũng cho biết, nhờ các thông tin của cơ quan chức năng ngoài nước nên Cục Quản lý giá đã nắm được giá sữa bình quân của trẻ em dưới 6 tuổi ở Việt Nam hiện nay đang cao hơn các nước trong khu vực, chính vì vậy mới cần áp giá trần giá sữa, tạo sự bình đẳng khi thị trường cạnh tranh chưa thật bình đẳng. 
Cụ thể, theo thông tin từ Bộ Tài chính dẫn nguồn từ Vụ Kinh tế tổng hợp, Bộ Ngoại giao cho thấy, giá bán trung bình mặt hàng sữa ở Việt Nam là 16 USD/kg. 
Mức giá này cao hơn nhiều nước khác như Thái Lan, Phillippines, Malaysia, Indonesia chỉ từ 9,5-14 USD/kg.
Giá sữa nguyên liệu giảm, doanh nghiệp sữa trong nước vẫn tăng giá như thường!
Trả lời câu hỏi của báo chí xoay quanh việc giá nguyên liệu giảm nhưng các doanh nghiệp sữa trong nước không giảm giá tương ứng, đại diện Bộ Tài chính cho biết đã yêu cầu các cơ quan chức năng rà soát lại, đánh giá mức độ tăng hoặc giảm so với yếu tố đầu vào đã tính.
"Cơ quan chức năng đã yêu cầu các doanh nghiệp giảm giá, đồng thời kê khai chi phí đầu vào và xác định giá tối đa mới. Thực tế thời gian qua đã có 50 dòng sản phẩm đã kê khai giá và doanh nghiệp nào không kê khai sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá thuế phí", ông Tuấn nói.
Đối với giá bán buôn khi doanh nghiệp kê khai với Bộ tài chính, ông Tuấn cho biết, Bộ đã tiến hành công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, và từ đó xác định giá bán lẻ không vượt quá 15% so với giá bán buôn.
"Các cơ quan chức năng tiếp nhận kê khai giá bán lẻ và công khai giá bán lẻ để người dân tham khảo trên phương tiện thông tin đại chúng và Sở Tài chính địa phương. Đặc biệt, khi người tiêu dùng hoặc các cơ quan báo chí tiến hành khảo sát thị trường, nếu có dòng sản phẩm sữa nào mà không công khai giảm giá bán buôn, bán lẻ thì đề nghị phản ánh về cơ quan quản lý giá", ông Tuấn đề nghị.
Duyên Duyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát hiện 'chiêu trò' mới của doanh nghiệp sữa