Các nhà khoa học đang hy vọng trong tương lai công nghệ CRISPR sẽ trở thành một phương pháp điều trị mới mang tính hiệu quả cao cho bệnh nhân COVID-19.

Phát hiện công nghệ chỉnh sửa gien CRISPR có khả năng điều trị COVID-19

Đan Thuỳ | 15/07/2021, 09:23

Các nhà khoa học đang hy vọng trong tương lai công nghệ CRISPR sẽ trở thành một phương pháp điều trị mới mang tính hiệu quả cao cho bệnh nhân COVID-19.

Các nhà khoa học đã bước đầu thành công trong việc khai thác công nghệ chỉnh sửa gien CRISPR để ngăn chặn sự nhân bản của tế bào vi rút SARS-CoV-2 trong cơ thể con người. Đây là một các tiếp cận mới mà trong tương lai có thể trở thành phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân COVID-19.

CRISPR là một công nghệ chỉnh sửa gien cho phép các nhà khoa học thay đổi trình tự các chuỗi ADN và thay đổi chức năng các gien trong cơ thể con người.

Trong một nghiên cứu mới được công bố ngày 13.7 trên tạp chí Nature Communications, khi sử dụng công nghệ CRISPR trong nghiên cứu điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19, các nhà khoa học đã sử dụng một loại enzym có tên là CRISPR-Cas13b. Những enzym này có khả năng liên kết với các RNA của vi rút SARS-CoV-2 và phá huỷ các chuỗi gene chịu trách nhiệm nhân bản vi rút này.

Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Sharon Lewin, Viện Peter Doherty về Nhiễm trùng và Miễn dịch tain Đại học Melbourne nói với AFP: “Một vi rút được phát hiện, enzym CRISPR-Cas13b sẽ được kích hoạt và tiêu diệt vi rút”.

Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng phương pháp này cũng thành công trong việc ngăn chặn sự nhân bản của vi rút thuộc biến thể Alpha trong môi trường phòng thí nghiệm.

anh-chup-man-hinh-2021-07-15-luc-09.06.39.png

Hiện nay vắc xin vẫn cho thấy tính hiệu quả trong việc điều trị COVID-19 nhưng vẫn có “nhu cầu cấp thiết” về các phương pháp khác điều trị khác cho căn bệnh này. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý có “những lo ngại đặc biệt” rằng vi rút sẽ tiến hoá để “thoát khỏi” sự tác động của các loại vắc xin hiện tại.

Bà Lewin hy vọng nghiên cứu của mình sẽ cho ra một loại thuốc kháng vi rút mà bệnh nhân được sử dụng ngay sau khi chẩn đoán mắc COVID-19. “Phương pháp hiệu quả nhất là chúng ta có một loại thuốc kháng vi rút theo đường uống và không độc hại. Đó là những gì chúng tôi hy vọng sẽ đạt được ở một ngày nào đó với phương pháp chúng tôi đang nghiên cứu”, bà Lewin cho biết.

Theo AFP, sẽ phải mất nhiều năm nghiên cứu và phát triển để phương pháp này có thể trở thành một phương pháp điều trị COVID-19 phổ biến. Các nhà nghiên cứu hiện đang có kế hoạch thử nghiệm phương pháp này trên động vật và cuối cùng là tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người.

Các loại thuốc sử dụng công nghệ CRISPR vẫn chưa được phê duyệt để điều trị bất kỳ bệnh nào nhưng nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để thử nghiệm các liệu pháp dựa trên CRISPR để điều trị các bệnh như ung thư và HIV.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghệ thông tin là ngành luôn ‘khát nhân lực’
23 phút trước Khoa học - công nghệ
Ngày 28.3, Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) cùng Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) đã tổ chức hội thảo chia sẻ về xu hướng ngành công nghệ thông tin và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát hiện công nghệ chỉnh sửa gien CRISPR có khả năng điều trị COVID-19