Các nhà khoa học Chile đã khai quật được hóa thạch của loài săn mồi dưới biển đáng sợ nhất từng sinh sống trong các đại dương cách đây 160 triệu năm.

Phát hiện hóa thạch quái vật biển có lực cắn mạnh hơn khủng long bạo chúa

26/09/2020, 12:00

Các nhà khoa học Chile đã khai quật được hóa thạch của loài săn mồi dưới biển đáng sợ nhất từng sinh sống trong các đại dương cách đây 160 triệu năm.

Nhóm nghiên cứu khai quật hóa thạch pliosaur - Ảnh: Reuters

Trong nghiên cứu được đăng trên tạp chí Khoa học Trái đất Nam Mỹ vào đầu tháng 9, các nhà khoa học từ Đại học Chile ở Santiago cho biết đã phát hiện hóa thạch của loài động vật biển ăn thịt lớn và đáng sợ nhất từng sinh sống trong các đại dương trên sa mạc Atacama cách đây 160 triệu năm. Sa mạc Atacama rộng lớn của Chile từng bị chìm dưới Thái Bình Dương, nhưng giờ đây nó là sa mạc khô nhất thế giới với phần lớn khu vực không có mưa trong nhiều năm.

Theo nhà cổ sinh vật học Rodrigo Otero, người đứng đầu nghiên cứu, hóa thạch này thuộc về loài bò sát cổ đại pliosaur - loài săn mồi có lực cắn mạnh hơn cả khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus rex). Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy các mẩu xương hàm, răng và chi của loài này tại 2 địa điểm ở lưu vực sông Loa gần thành phố mỏ Calama.

“Pliosaurs là loài bò sát biển có đầu tương tự như cá sấu hiện đại với bộ hàm dài, chiếc cổ ngắn, cơ thể có hình dáng khí động và các chi giống vây. Chúng có thể phát triển tới kích thước lớn và một số mẫu vật được tìm thấy có hộp sọ dài hơn hai mét”, Otero cho biết.

Một số mẫu vật được tìm thấy có hộp sọ dài hơn hai mét - Ảnh: Reuters

Phát hiện này giúp các nhà khoa học lấp đầy khoảng trống về thời gian tiến hóa giữa pliosaur với những loài xuất hiện trước và sau chúng. Theo Otero, pliosaur sống ở Atacama trong kỷ Jura và những hóa thạch này là hồ sơ lâu đời thứ hai về loài ở Nam bán cầu.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng vì đại dịch COVD-19 kết hợp với điều kiện khắc nghiệt ở sa mạc đã cản trở cuộc khảo sát của các nhà khoa học. Theo họ, còn rất nhiều bộ xương hóa thạch trong lòng đất đang chờ được khai quật.

Otero cho biết hóa thạch hoàn chỉnh được khai quật từ năm 2017 dài 5,5 - 6,4 m. Chỉ riêng hộp sọ của nó đã dài hơn một mét, mỗi chiếc răng dài 7,5 - 10 cm.

“Xem xét những hộp sọ khổng lồ đã được tìm thấy của loài pliosaur, rất có thể chúng nằm trong số những kẻ săn mồi hàng đầu vào cuối kỷ Jura”, Otero nói thêm.

Long Hải (theo Reuters)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát hiện hóa thạch quái vật biển có lực cắn mạnh hơn khủng long bạo chúa