Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra một chi tiết khá độc đáo về một loài khủng long ăn cỏ nhưng lại thường xuyên "bổ sung đạm" bằng cách ăn thịt của các loài côn trùng và giáp xác.

Phát hiện loài khủng long ăn cỏ lại thường xuyên ăn thịt

25/09/2017, 17:45

Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra một chi tiết khá độc đáo về một loài khủng long ăn cỏ nhưng lại thường xuyên "bổ sung đạm" bằng cách ăn thịt của các loài côn trùng và giáp xác.

Hình ảnh đồ họa của loài Khủng long mỏ vịt

Những loài ăn cỏ như bò, ngựa... ngày nay rõ ràng là không có sở thích ăn thịt. Thế nhưng những sinh vật ăn cỏ trước kia lại không như vậy và có một loài khủng long sống cách đây 75 triệu năm chọn cách "bổ sung đạm" như là cách trợ giúp cho thời kỳ sinh sản.

Tìm thấy phân hóa thạch của loài động vật ăn cỏ luôn khó hơn so với phân hóa thạch của loài ăn thịt, vốn được bảo quản tốt hơn nhờ các khoáng chất có trong xương của khẩu phần ăn. Nhưng Karen Chin, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Colorado Boulder lại rất có duyên với những loài khủng long ăn cỏ.

Năm 2007, Chin tìm thấy một số cục phân hóa thạch ở Two Medicine Formation, bang Montana, bên trong những bải chất thải này là hóa thạch của những khúc gỗ bị thối rữa. Bà cũng tìm thấy những mẫu hóa thạch tương tự ở Grand Staircase-Escalante National Monument, bang Utah.

Bà Chin cho rằng những cục phân hóa thạch này đến từ một loài khủng long ăn cỏ khổng lồ và chúng đã lùng sục những bãi gỗ thối rữa để tìm động vật giáp xác cách đây khoảng 75 triệu năm.

Khủng long mỏ vịt (Hadrosaurs) là một trong những loài khủng long ăn cỏ nhất từng tồn tại trên mặt đất, chúng thường sống gần những đầm nước. Đây là một trong những loài khủng long ăn cỏ phổ biến, cho tới khi chúng bị tuyệt chủng cuối kỷ Creta, khoảng 66 triệu năm trước

"Sẽ không có chuyện một con khủng long cao 6 mét chạy theo một con bướm. Chúng sẽ tới nơi có nguồn thực phẩm tập trung, dễ đoán như những nơi có những khúc gỗ bị thối rữa", bà Chin nói.

Côn trùng, sinh vật nhỏ và các nguồn protein khác trong những khúc gỗ thối rữa được xem là mục tiêu của loài khủng long ăn cỏ này, nhưng trong những cục phân cũng có vỏ dày của các loài động vật giáp xác. Bà Chin không chỉ tìm thấy 1 mẫu vật như thế mà tới 10 mẫu khác nhau trong bán kính khám phá khoảng 21 km.

"Nếu chúng ta tìm thấy một hóa thạch phân với loài giáp xác trong đó, đó là một khám phá rất thú vị. Nhưng nếu chúng ta tìm thấy nhiều hóa thạch phân giống vậy, chúng ta có thể kết luận được là có ít nhất một loài khủng long ăn cỏ đôi khi lại ăn thịt", bà Chin giải thích.

Các mảnh của loài giáp xác được tìm thấy trong phân của Khủng long mỏ vịt dài tới 2 cm, khoảng 20 đến 60% bề rộng của cái mỏ điển hình của loài khủng long này. Các nhà khoa học cho rằng những loài giáp xác này không phải gặp "tai nạn" và vô tình rơi vào cái mỏ háu ăn của Khủng long mỏ vịt. Các nhà khoa học cho rằng chuyện này có thể diễn ra giống như các loài chim ngày nay thường xuyên "bổ sung canxi" khi vào mùa sinh sản.

"Dù khó có thể khẳng định ý định thực của loài khủng long này, nhưng không có nghi ngờ gì là những con khủng long này đã tìm tới những khúc gỗ thối rữa để bổ sung protein. Nếu xét đến kích thước của loài giáp xác bị ăn thì những con khủng long rõ ràng là nhận thức được chúng và quyết định ăn chúng", bà Chin cho hay.

Nghiên cứu của bà Karen Chin và các cộng sự đã được đăng trên tạp chí Scientific Reports.

Thiên Hà

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khánh thành và khai thác cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Diễn Châu – Bãi Vọt
Chiều 28.4, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với UBND các tỉnh Ninh Thuận, Nghệ An, Hà Tĩnh tổ chức lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát hiện loài khủng long ăn cỏ lại thường xuyên ăn thịt