Theo Nature Communications, các nhà khoa học Đại học Berkeley (Mỹ) đã tìm được loài vi khuẩn diệt muỗi. Phát hiện này sẽ tạo ra thuốc chống muỗi hiệu quả hơn và giảm nguy cơ lây lan các bệnh nhiệt đới mà muỗi mang theo.
Cho đến nay, có nhiều hóa chất được con người sử dụng để ngăn chặn hoặc tiêu diệt muỗi gây bệnh nhưng cũng có thể gây ô nhiễm hệ sinh thái và kích thích sự tiến hóa của các loài côn trùng thậm chí còn nguy hiểm và kháng thuốc hơn.
Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học phát hiện ra rằng một chủng vi khuẩn Bacillus thuringiensis israelensis (Bti) tạo ra một số hợp chất tiêu diệt ấu trùng muỗi, nhưng lại vô hại với hầu hết các sinh vật khác.
Các hợp chất này tồn tại ở dạng tinh thể bên trong vi khuẩn và khi vi khuẩn được ấu trùng hấp thụ, độ pH và enzyme tiêu hóa cao trong ruột của ấu trùng làm cho các tinh thể hòa tan và kết hợp lại thành các phân tử làm thủng màng tế bào ruột của ấu trùng, nhanh chóng giết chết ấu trùng.
Trước đó, các nhà khoa học phát hiện ra rằng muỗi truyền bệnh sốt rét có thể cảm nhận được độc tố của bằng chân của chúng - nhờ vậy mà chúng vẫn có khả năng kháng thuốc trừ sâu.
Vũ Trung Hương