Các nhà sinh học ở Đại học Pennsylvania (Mỹ) vừa thực hiện một khám phá quan trọng có thể giúp thúc đẩy việc tìm kiếm các loại thuốc chống lại HIV.
Theo tạp chí Nature Medicine, họ phát hiện ra một gien chỉ được kích hoạt trong trường hợp có virus ngủ trong các tế bào. Mà chúng ta đều biết rằng một trở ngại lớn trong điều trị HIV chính là thanh toán virus ngủ với mánh lới là lẩn tránh để không bị thuốc điều trị tấn công và sau đó lại một lần nữa gây bệnh cho cơ thể.
Được biết, cho đến nay khoa học hầu như không thể phát hiện ra virus trong trạng thái ngủ, còn các tế bào bị nhiễm vẫn tồn tại bình thường trong khi dùng thuốc kháng retrovirus. Theo nhà nghiên cứu Phalguni Gupta, các nhà khoa học đã khắc phục được trở ngại này khi quan sát các phần tử HIV thâm nhập vào các tế bào ung thư và làm thay đổi hoạt động của các tế bào ung thư cả khi có sự hiện diện và không hiện diện của các tế bào miễn dịch.
Hóa ra, các tế bào của người bị nhiễm HIV có một tính năng độc đáo – các tế bào đó sản sinh ra một lượng lớn beta-galactosidase, loại enzyme được sử dụng để hình thành màng của virus.
Các tế bào bình thường không tạo ra những phân tử đó, vì gien chịu trách nhiệm về sản sinh ra những phân tử đó, được virus chèn vào ADN và gien này không hề tồn tại trong hệ gien của con người.
Do đó, sự hiện diện của enzyme beta-galactosidase là chỉ dấu quan trọng chứng tỏ các tế bào bị nhiễm. Sử dụng kiến thức này, các nhà nghiên cứu tìm thấy ổ chứa HIV trong cơ thể của các bệnh nhân được điều trị kháng virus nhiều gấp 70 lần so với hơn lầm tưởng trước đây. Theo các nhà khoa học, có lẽ vì lý do này mà virus nhanh chóng chiếm lĩnh lại vị trí, nếu ngừng điều trị.
Khám phá trên của các nhà khoa học Mỹ mở ra hy vọng tìm kiếm các loại thuốc mới điều trị căn bệnh thế kỷ bằng cách thanh lọc cơ thể khỏi virus HIV ngủ.
Hiện phương pháp thanh lọc này (gọi là TZA) đã có thể ứng dụng trong thực tiễn lâm sàng để xác định xem bệnh nhân HIV có thể cầm cự được bao lâu nếu không dùng thuốc để không gây tổn hại nghiêm trọng cho cơ thể.
Vũ Trung Hương