Ngày 12.12, các quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trong Nghị định số 88/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực.

Phạt tiền các tổ chức bố trí nhà giáo giảng dạy vượt quá định mức giờ

Dạ Thảo | 12/12/2022, 05:00

Ngày 12.12, các quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trong Nghị định số 88/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực.

Theo đó, ở Nghị định số 88/NĐ-CP nêu rõ, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75 triệu đồng, đối với tổ chức là 150 triệu đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Hộ kinh doanh, hộ gia đình có mở lớp đào tạo nghề vi phạm các quy định của Nghị định này bị áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.

Hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền, nghị định cũng quy định 4 hình thức xử phạt bổ sung. Đó là: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Trục xuất; Đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn.

giao-duc-nghe.png
Áp dụng quy định mới xử phạt vi phạm hành chính về giáo dục nghề nghiệp từ ngày 12.12

Trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì được coi là tình tiết tăng nặng để làm căn cứ xem xét xử phạt vi phạm hành chính. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là 1 năm.

Với vi phạm quy định về sử dụng nhà giáo, người dạy, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không ký hợp đồng với nhà giáo thỉnh giảng theo quy định; Bố trí nhà giáo giảng dạy vượt quá định mức giờ giảng theo quy định.

Phạt tiền đối với hành vi sử dụng nhà giáo, người dạy không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ để giảng dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác hoặc không phù hợp với chuyên môn được đào tạo.

Các mức phạt cụ thể như: Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người dạy các chương trình đào tạo thường xuyên; Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với hành vi sử dụng nhà giáo giảng dạy trình độ sơ cấp; Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng nhà giáo giảng dạy trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Phạt tiền đối với hành vi không bảo đảm tỷ lệ nhà giáo cơ hữu theo từng ngành, nghề, trình độ đào tạo theo các mức sau: Từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với đào tạo trình độ sơ cấp; Từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Phạt tiền đối với hành vi không bảo đảm tỷ lệ học sinh, sinh viên trên giáo viên, giảng viên theo các mức: Từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng với vi phạm tỷ lệ học sinh, sinh viên trên giáo viên, giảng viên vượt từ 30% đến dưới 50%; Từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng với vi phạm tỷ lệ vượt từ 50% đến dưới 100%; Từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng với vi phạm tỷ lệ vượt từ 100% trở lên.

Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với nhà giáo. Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện đánh giá, xếp loại; không xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; không bố trí nhà giáo đi thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định.

Nghị định số 88/2022/NĐ-CP thay thế Nghị định số 79/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Nghị định góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm đồng bộ, phù hợp với các quy định hiện hành do Quốc hội, Chính phủ và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành.

Nghị định số 88/2022/NĐ-CP thay thế Nghị định số 79/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, Nghị định khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập phát sinh từ thực tiễn thi hành Nghị định số 79/2015/NĐ-CP ban hành trước đó. Văn bản sửa đổi, bổ sung các nội dung bảo đảm phù hợp với yêu cầu từ thực tiễn, yêu cầu quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trong tình hình mới.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
7 giờ trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phạt tiền các tổ chức bố trí nhà giáo giảng dạy vượt quá định mức giờ