Xem mẫu phiếu góp ý của cộng đồng dân cư về quy hoạch xây dựng mới thấy, chỉ có những chuyên gia về quy hoạch xây dựng mới am hiểu nổi. Điều này dẫn đến việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư chưa sát thực, có thể dẫn đến hình thức, mất rất nhiều thời gian và công sức khi thực hiện.

Phiếu lấy ý kiến người dân về quy hoạch xây dựng: Chỉ chuyên gia mới hiểu nổi!

Phan Diệu | 13/10/2017, 08:30

Xem mẫu phiếu góp ý của cộng đồng dân cư về quy hoạch xây dựng mới thấy, chỉ có những chuyên gia về quy hoạch xây dựng mới am hiểu nổi. Điều này dẫn đến việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư chưa sát thực, có thể dẫn đến hình thức, mất rất nhiều thời gian và công sức khi thực hiện.

Trên đây là nhận định của ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) liên quan đến việc góp ý trình tự, cách thức lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư trong công tác cấp giấy phép quy hoạch.

Theo ông Châu, trong thời gian qua, để chuẩn bị đầu tư dự án bất động sản, việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư được cơ quan chức năng thực hiện khi chủ đầu tư xin cấp giấy phép quy hoạch. Sau khi đã được cấp giấy phép quy hoạch, nếu chủ đầu tư đề nghị có sự thay đổi một số nội dung quy hoạch thì phải làm lại thủ tục lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư. Đối với dự án đang được xây dựng dở dang, nếu chủ đầu tư đề nghị có sự thay đổi một số nội dung quy hoạch, thiết kế hạng mục thì cũng phải làm lại thủ tục lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư.

Tuy nhiên, ông Châu cho rằng mẫu phiếu góp ý của cộng đồng dân cư liên quan hiện nay có quá nhiều nội dung nặng về chuyên môn quy hoạch như: cơ cấu sử dụng đất; các chỉ tiêu sử dụng đất; mật độ xây dựng; hệ số sử dụng; khoảng lùi công trình so với ranh lộ giới các tuyến đường tiếp giáp khu đất; các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu về hạ tầng xã hội; các yêu cầu về bảo vệ môi trường; các yêu cầu về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan…

“Mẫu phiếu góp ý của cộng đồng dân cư chỉ có những chuyên gia về quy hoạch xây dựng mới am hiểu, dẫn đến việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư chưa thật sự sát thực, có thể dẫn đến hình thức, mất rất nhiều thời gian và công sức”, ông Châu nhận định.

Do đó, ông Châu cho biết HoREA đã có những góp ý trình tự, cách thức lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư trong công tác cấp giấy phép quy hoạch. Cụ thể, HoREA nhất trí là phải tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch của dự án.

“Đây là công tác cần thiết nhằm bảo đảm cho đại diện cộng đồng dân cư có quyền tham gia ý kiến đóng góp về dự kiến quy hoạch, dự kiến triển khai dự án có tác động đến quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư trong khu vực.Sau khi đã có giấy phép quy hoạch, nếu chủ đầu tư đề nghị điều chỉnh một số chỉ tiêu quy hoạch của dự án ở mức độ không quá 20% chỉ tiêu quy hoạch đã được duyệt, hoặc đối với dự án khu đô thị, khu dân cư có quy mô lớn thì đề nghị giao trách nhiệm cho Hội đồng Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, UBND quận huyện nơi có dự án xem xét trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh giấy phép quy hoạch.

Trường hợp chủ đầu tư xin điều chỉnh một số chỉ tiêu quy hoạch của dự án đã bán nhà ở hình thành trong tương lai thì phải tổ chức hội nghị lấy ý kiến khách hàng trước khi cơ quan có thẩm quyền cho phép điều chỉnh giấy phép quy hoạch”, ông Châu nói.

Đặc biệt, về nội dung mẫu “phiếu góp ý của cộng đồng dân cư liên quan", HoREA đề nghị chỉ giữ lại các nội dung cần thiết như phạm vi, ranh giới dự án; chức năng công trình; quy mô dân số; tầng cao công trình và các vấn đề có liên quan khácđể lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư thì thiết thực hơn và người dân hoàn toàn có thể tham gia ý kiến được.

Phải lấy ý kiến người dân về quy hoạch xây dựng

Theo điều 16 luật Xây dựng quy định về trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng thì cơ quan, chủ đầu tư tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng. Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ, giải trình, tiếp thu và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trong khi đó, điều 21 luật Quy hoạch đô thị cũng quy định việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung được thực hiện thông qua lấy ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư bằng hình thức phát phiếu điều tra, phỏng vấn. Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết được thực hiện bằng phiếu góp ý thông qua hình thức trưng bày công khai hoặc giới thiệu phương án quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng. Thời gian lấy ý kiến ít nhất là 15 ngày đối với cơ quan, 30 ngày đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phiếu lấy ý kiến người dân về quy hoạch xây dựng: Chỉ chuyên gia mới hiểu nổi!