Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Thượng viện Philippines Sherwin Gatchalian hôm 7.1 cho biết các quan chức ngoại giao và năng lượng hàng đầu từ Bắc Kinh và Manila sắp gặp nhau để giải quyết những vấn đề bị đình trệ từ tháng 10 năm ngoái trong thỏa thuận thăm dò dầu khí chung được đề xuất ở Biển Đông.

Philippines nối lại dự án thăm dò dầu khí chung với Trung Quốc

08/01/2020, 06:37

Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Thượng viện Philippines Sherwin Gatchalian hôm 7.1 cho biết các quan chức ngoại giao và năng lượng hàng đầu từ Bắc Kinh và Manila sắp gặp nhau để giải quyết những vấn đề bị đình trệ từ tháng 10 năm ngoái trong thỏa thuận thăm dò dầu khí chung được đề xuất ở Biển Đông.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: AP

Ông Gatchalian cho biết, đã có một sự bế tắc trong cuộc họp tháng 10 năm 2019 tại Bắc Kinh về cách thúc đẩy và xác định các điều luật quản lý dự án thăm dò dầu khí chung giữa hai nước tại Biển Đông,

“Tất nhiên, phía chúng tôi, đặc biệt là Bộ Năng lượng, cho rằng khu vực khai thác tại Biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi, do đó theo luật pháp, chúng tôi có quyền sử dụng nó. Tôi nghĩ đó là nguồn cơn của sự bế tắc vì phía Trung Quốc không đồng ý về điều đó”, người đứng đầu Ủy ban Năng lượng Thượng viện Philippines cho hay.

Bế tắc tương tự cũng từng làm, dừng kế hoạch thăm dò dầu khí được đề xuất hồi năm 2011 giữa Trung Quốc và chính quyền cựu tổng thống Philippines Benigno Aquino.

Trong một đột phá vào năm 2018, chính phủ của Tổng thống đương nhiệm Philippines Rodrigo Duterte đã chính thức đồng ý thành lập hai nhóm để nhanh chóng đàm phán thỏa thuận khai thác chung tại Biển Đông. Nhóm một bao gồm ban chỉ đạo liên chính phủ về hợp tác phát triển dầu khí giữa Trung Quốc và Philippines. Còn tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC) là đại diện chính thức của Bắc Kinh cho nhóm thứ hai.

Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Thượng viện Philippines cho rằng, việc hai nước đạt được thỏa thuận thăm dò dầu khí chung tại Biển Đông sẽ truyền đi thông điệp mạnh mẽ rằng các bên có thể tìm ra giải pháp thương mại cùng có lợi, bất chấp những vấn đề địa chính trị. “Chúng tôi có thể cho thế giới và mọi người thấy rằng chúng tôi đang làm việc cùng nhau”, ông Gatchalian nói .

Trong MOU (biên bản ghi nhớ) được ký năm 2018, Manila và Bắc Kinh đã nhất trí gia tăng liên lạc và điều phối về khai thác dầu chí, với mục tiêu đạt tiến triển theo MOU nhưng khẳng định rằng dự án này không đồng nghĩa với việc một trong hai bên từ bỏ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Tại cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 9.2019, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã nêu lại phán quyết Biển Đông được Tòa án trọng tài quốc tế (PCA) công bố tháng 7.2016, vô hiệu hóa các yêu sách phi lý của Trung Quốc dựa trên cái gọi là “đường 9 đoạn” (hay còn gọi là đường lưỡi bò) mà Bắc Kinh đơn phương vẽ ra để khẳng định chủ quyền tại vùng biển chiến lược này.

Tuy nhiên, ông Duterte cho biết ông Tập đã trả lời rằng tuyên bố của Philippines sẽ không làm Trung Quốc lay chuyển và cũng không muốn bàn thêm về chuyện đó nữa, đồng thời tiết lộ ông Tập cũng từng đề nghị ông gạt bỏ phán quyết của PCA để đổi lấy lợi ích ở Biển Đông.

Nhà lãnh đạo Philippines sau đó cũng không trả lời đề nghị của Chủ tịch Trung Quốc về thỏa thuận thăm dò dầu khí chung ở Biển Đông với tỷ lệ ăn chia 60 - 40, trong đó Philippines nhận phần nhiều hơn.

Hoàng Vũ (Theo SCMP)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Philippines nối lại dự án thăm dò dầu khí chung với Trung Quốc