Ngay sau khi công bố điểm thi kỳ thi THPT quốc gia 2018, Bộ GD-ĐT đã công bố phổ điểm của các thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng theo các khối thi truyền thống.

Phổ điểm thấp, các trường ĐH danh tiếng cũng tính giảm điểm chuẩn

Hải Yến | 13/07/2018, 10:24

Ngay sau khi công bố điểm thi kỳ thi THPT quốc gia 2018, Bộ GD-ĐT đã công bố phổ điểm của các thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng theo các khối thi truyền thống.

Theo đó, điểm trung bình các khối như khối A: 15,83 điểm, khối A1: 15,24 điểm, khối B: 15,36 điểm, khối C: 15,61 điểm, khối D: 15,28 điểm, khối C01: 16,48 điểm. Đối với các môn thi, bài thi: Dạng phổ điểm của tất cả các môn thi, bài thi đều tiệm cận gần với phân phối chuẩn. Điểm trung bình và trung vị của các môn gần như nhau. Điểm thi có sự phân hóa cao, điều này tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng xây dựng điểm chuẩn vào các ngành khác nhau.

Các môn Toán, Ngữ văn, Vật lý, Địa lýcó điểm trung bình trong khoảng (5, 6). Các môn Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Tiếng Anh có điểm trung bình trong khoảng (4, 5). Các môn Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Địa lý, số lượng thí sinh có điểm trên trung bình đều trên 50%.

Đối với một số khối thi (A, A1, B, C, C01, D): Tổng điểm của các khối thi đều có phân phối tiệm cận gần tới phân phối chuẩn, điểm trung bình và trung vị của các khối thi gần như nhau. Tổng điểm theo các khối thi có độ phân tán cao, phân hóa tốt hơn so với tổng điểm theo các khối thi của năm 2017. Điểm trung bình của tổng điểm của các khối thi được phân tích đều lớn hơn 15.

Theo thống kê từ kết quả các môn thi THPT quốc gia cho thấy điểm thi năm nay thấp hơn hẳn so với năm 2017, số lượng bài thi đạt điểm tuyệt đối đã giảm rõ rệt. Nếu như năm ngoái, cả nước có 4.235 điểm 10 thì năm nay, con số này chỉ dừng lại ở mức 447. Trong đó, môn Giáo dục công dân chiếm đa số với 309 điểm 10 và môn Ngoại ngữ xếp thứ hai với 76 điểm 10. Các môn Toán, Vật lý, Sinh học số lượng điểm 10 rất hiếm hoi. Riêng môn Ngữ văn không có thí sinh nào đạt điểm 10. Môn Lịch sử có tỷ lệ thí sinh đạt điểm dưới trung bình thấp kỷ lục (83,24%). Đề thi năm nay được đánh giá khó hơn nhiều so với năm 2017 nên dự báo điểm chuẩn vào các trường đại học sẽ thấp hơn.

Hiện nay, các trường đã bắt đầu có kế hoạch tuyển sinh khi các thí sinh đã có điểm thi và năm nay cũng là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT không quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Và điều này khiến cho các trường đại học được tự chủ hơn trong việc xác định điểm chuẩn đối với những thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả thi THPT. Tuy nhiên điều này khiến không ít phụ huynh lo ngại sẽ dẫn tới việc một số trường đại học vì để tuyển đủ sinh viên theo chỉ tiêu mà "vơ bèo vạt tép".

Thực tế, hồi đầu mùa tuyển sinh năm nay có một số trường đại học thông báo xét tuyển bằng học bạ, trong đó không ít trường đã đưa ra điều kiện xét tuyển không đảm bảo. Thậm chí, có trường thông báo áp dụng xét tuyển thêm các tổ hợp Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý, Ngữ văn – Lịch sử - Giáo dục công dân và Địa lý – Lịch sử – Giáo dục công dân cho tất cả các ngành (trừ khối ngành sức khỏe).Tuy nhiên để quản lý việc không quy định ngưỡng điểm sàn, Bộ GD-ĐT khẳng định sẽ giám sát danh sách điểm sàn của các trường (như một cách đơn giản xếp hạng chính sách chất lượng đầu vào của trường) để công khai, minh bạch thông tin cho thí sinh có sự lựa chọn phù hợp và để các trường phải giữ uy tín, xây dựng “thương hiệu” cho chính trường mình.

Liên quan đến vấn đề điểm chuẩn trong xét tuyển đại học 2018, ông Nguyễn Phong Điền – Trưởng phòng Đào tạo (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết: “Xu hướng chung là các trường và một số ngành không quá hot sẽ giảm điểm chuẩn. Với những ngành từ 25đến 28 điểm năm 2017 của ĐH Bách khoa Hà Nội thì dự kiến điểm chuẩn năm nay sẽ giảm 2 điểm. Vì thế, tôi có thể chia sẻ rằng thí sinh dưới mức chuẩn năm ngoái 2 điểm hoàn toàn có thể yên tâm đăng ký.

Trước xu hướng điểm thi năm nay thấp hơn, bà Phạm Thu Hương, Trưởng phòng Đào tạo (Trường ĐH Ngoại thương) cho biết: Trước thời điểm công bố điểm thi THPT quốc gia, nhà trường đã có công bố hạ mức điểm nhận hồ sơ vào trường thấp hơn 2-3 điểm so với năm ngoái để phù hợp với xu hướng xét tuyển chung của các trường ĐH, CĐ.

Theo quy định của Bộ GD-ÐT, ngày 19.7, các trường phải công bố điểm sàn, dự kiến mức điểm các trường công bố rơi vào khoảng 15-16 điểm, ngành có thí sinh đăng ký đông có thể là 18-19 điểm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng vì năm nay, đạt được 15 điểm là các em xứng đáng vào đại học.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
14 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phổ điểm thấp, các trường ĐH danh tiếng cũng tính giảm điểm chuẩn