Trò chuyện với bác sĩ Jason Blaylock thuộc Trung tâm Y tế Walter Reed, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ Anthony Fauci kể về những lần đo thân nhiệt với kết quả khác nhau.

Phòng chống COVID-19: Đo thân nhiệt liệu có cần thiết?

19/08/2020, 15:05

Trò chuyện với bác sĩ Jason Blaylock thuộc Trung tâm Y tế Walter Reed, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ Anthony Fauci kể về những lần đo thân nhiệt với kết quả khác nhau.

Đo thân nhiệt tại sân bay quốc tế Hồng Kông - Ảnh: Reuters

Có một lần thân nhiệt của Giám đốc Fauci dưới cái nóng mùa hè tại thủ đô Washington DC lên đến 39,4 độ C, nhưng đo lại lúc đang ngồi trong ô tô mát lạnh thì chỉ còn 36,3 độ C. Sau đó ở một không gian trong nhà lạnh lẽo thân nhiệt đo được rất thấp: 33,9 độ C – tình trạng mà ông nhận xét là rất nghiêm trọng, phải thở máy. Giám đốc Fauci lấy đây làm ví dụ cho tác dụng chẳng đáng kể của phương pháp đo thân nhiệt phát hiện người nhiễm COVID-19.

Đánh giá đo thân nhiệt chỉ tốn thời gian, Giám đốc Fauci cho biết mỗi khi đến Nhà Trắng hay chỗ làm ông không thực hiện biện pháp này nữa.

Tuy nhiên thiết bị đo thân nhiệt cầm tay lại phổ biến ở khắp nơi, được sử dụng rộng rãi tại hàng loạt địa điểm như sân bay, trường học, văn phòng…

Theo giám đốc điều hành (CEO) Inder Singh của công ty sản xuất thiết bị đo thân nhiệt thông minh Kinsa: “Nếu mục đích là kiểm tra người ở nơi công cộng thì đo thân nhiệt chỉ mang tính hình thức. Thành thật mà nói, vào thời điểm đó tiến hành sàng lọc đã là quá muộn”.

Nhiều bệnh nhân không sốt

Vài ngày đầu nhiễm COVID-19 – lúc dễ lây lan mầm bệnh nhất, bệnh nhân thường không sốt. Đây là lý do tại sao nhiều người trên khắp thế giới mắc bệnh sau khi tham gia các buổi tụ họp tại quán bar, hộp đêm, nhà thờ, viện dưỡng lão.

“Bạn có thể ở nhà hàng cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh nhưng bắt đầu phát sốt. Bệnh lây lan vào thời điểm đó”, Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Michael Ryan cho biết.

Thậm chí là, người xuất hiện triệu chứng sốt sớm thì thân nhiệt của họ cũng thường dưới 37,8 độ C. Vài trường hợp chẳng hề có triệu chứng rõ ràng.

Từ cuối tháng 2, Trung tâm Kiểm soát - Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đo thân nhiệt hơn 46.000 người từ Trung Quốc sang Mỹ nhằm ngăn COVID-19 xâm nhập. Họ chỉ phát hiện được 1 trường hợp dương tính.

Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) vào tháng 6 từng cảnh báo biện pháp đo thân nhiệt có thể bỏ sót hơn một nửa số người nhiễm COVID-19. Đo thân nhiệt 34 người dương tính với COVID-19 từ tháng 3 đến tháng 5, một bệnh viện tại Melbourne (Úc) ghi nhận chỉ có 20% trường hợp bị sốt.

“Lúc bạn đo thân nhiệt một người ở sảnh tòa nhà hoặc trước cổng trường, họ trước đó đã đi phương tiện giao thông công cộng, hoặc đứng trong sảnh với người khác. Mầm bệnh đã lan truyền rồi”, theo CEO Singh.

Rất khó phát hiện người nhiễm COVID-19 nếu chỉ dựa vào thân nhiệt - Ảnh: Getty Images

Đo thân nhiệt cần kết hợp với các biện pháp phòng dịch khác

Thay vì được dùng ở địa điểm công cộng, thiết bị đo thân nhiệt cầm tay nên được dùng tại môi trường trong nhà – cùng với đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, cách ly bệnh nhân và người tiếp xúc. Không có bất kỳ biện pháp nào đạt hiệu quả phòng dịch 100% khi áp dụng riêng lẻ, nhưng phối hợp cùng nhau chúng lại rất hữu hiệu như đã từng phát huy ở nhiều quốc gia.

CEO Singh cho biết mạng lưới đo thân nhiệt thông minh Kinsa có thể đóng vai trò hệ thống cảnh báo sớm nguy cơ lây lan dịch tại trường học, công sở hay thành phố.

Khi mọi người đo thân nhiệt bằng Kinsa mỗi ngày tại nhà, dữ liệu hệ thống thu thập sẽ giúp dự báo hiệu quả đợt bùng phát bệnh, giúp bệnh viện và các cơ sở y tế chuẩn bị tình huống số lượng bệnh nhân tăng cao.

Như vậy đo thân nhiệt chẳng hữu ích cho mục đích phát hiện một người mua sắm, công nhân hay khách du lịch nào đó nhiễm COVID-19, nhưng lại có tác dụng dự báo địa điểm hoặc thời gian dịch bệnh bùng lên tiếp theo.

Cẩm Bình (theo Business Insider)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phòng chống COVID-19: Đo thân nhiệt liệu có cần thiết?