Trong tâm thức của người Việt, ban thờ luôn là nơi linh thiêng, tôn kính nhất của mỗi gia đình. Vì vậy, vào dịp cuối năm, các gia đình thường chú trọng việc dọn dẹp ban thờ gia tiên.

Phong thủy ngày Tết: Dọn dẹp bàn thờ gia tiên và những điều cấm kỵ cần biết

01/02/2019, 00:40

Trong tâm thức của người Việt, ban thờ luôn là nơi linh thiêng, tôn kính nhất của mỗi gia đình. Vì vậy, vào dịp cuối năm, các gia đình thường chú trọng việc dọn dẹp ban thờ gia tiên.

Bàn thờ gia tiên ngày tết - Ảnh: Baogiaothong

Trước hết, việc lau chùi ban thờ, tượng ảnh cần dùng khăn sạch, chổi sạch chỉ sử dụng cho việc dọn dẹp bàn thờ và nơi trang nghiêm. Tuyệt đối không dùng giẻ dơ, chổi đã quét dọn rác.

Việc dọn dẹp bàn thờ không phải muốn động là động. Trước khi dọn cần thắp nhang xin phép thần phật, tổ tiên, gia tiên rồi sau đó mới tiến hành lau dọn và di dời mọi thứ.

Lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ gia tiên

- Không làm đổ vỡ đồ thờ: Đồ thờ cúng trên bàn thờ là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang trọng tôn kính với người thân và tổ tiên đã khuất, nên theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may vì thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất.

- Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh.

- Tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.

- Lư hương cần được rút hết chân nhang ra. Một số người sẽ để lại 3 chân nhang và đem đốt những chân nhang còn lại, chớ nên vất bừa bãi. Chú ý, thêm tro lư hương cho đầy, cho chặt. Lư hương bàn thờ mà cắm vào nhiều nhang xiêu vẹo là điều không nên.

Việc rút, tỉa chân nhang tiến hành thế nào?

Theo các chuyên gia phong thủy, việc rút, tỉa chân nhang là phần quan trọng trong việc lau dọn bàn thờ gia tiên, chính vì vậy, gia chủ cần chú ý vì điều này ảnh hưởng đến tài lộc cũng như may mắn trong gia đình.

Một số gia đình có quan niệm lư hương càng đầy chân nhang, càng um tùm thì đánh mất sự hưng thịnh đang có và thêm tài lộc. Họ cứ cắm nhang thành tầng lớp, từ năm nay qua năm khác. Tuy nhiên, theo các nhà phong thủy thì quan niệm trên không hề có căn cứ, thậm chí là sai lầm và mê tín quá đà; bên cạnh đó còn thể hiện sự khoe khoang rằng mình là người tín tâm, chăm thắp hương thờ cúng được tổ tiên phù hộ cho nhiều lộc.

Việc để chân nhang quá đầy khiến cho việc thắp nhang sẽ không còn ý nghĩa khi các chân nhang chồng chéo lên nhau; nó khiến bàn thờ sẽ nhanh bị bụi bẩn, thậm chí là tiềm ẩn nguy cơ gây hỏa hoạn nếu không cẩn trọng.

Việc để chân nhang nhiều sẽ khiến bàn thờ bị bụi bẩn và nguy cơ hỏa hoạn cao

Ngoài dịp rút tỉa chân nhang khi dọn dẹp bàn thờ cuối năm để đón năm mới thì vào các ngày có giỗ trọng như giỗ tổ, giỗ cha mẹ,… các gia đình cũng nên rút tỉa chân nhang trước đó để bàn thờ sạch, đẹp. Ngoài ra, các gia đình cũng có thể chọn những ngày cát lành trong năm để tiến hành rút tỉa bớt chân nhang để bàn thờ luôn được sạch sẽ. Điều quan trọng và cốt lõi nhất là hãy thực hiện với cái tâm thành kính và tránh rơi vào hình thức, thủ tục rườm ra không đáng có.

Năm nay, ngày tốt để dọn dẹp bàn thờ và tỉa chân nhang năm nay sẽ bắt đầu từ 23 tháng Chạp tới 30 tháng Chạp.

Minh An

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phong thủy ngày Tết: Dọn dẹp bàn thờ gia tiên và những điều cấm kỵ cần biết