Triển lãm "Những bức tranh trở về từ châu Âu" tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM trong hai ngày qua của nhà sưu tập Vũ Xuân Chung đã trở thành đề tài gây chú ý cho giới mỹ thuật. Nhiều ý kiến cho rằng có đến 15 bức tranh của các danh họa đang trưng bày ở đây là tranh giả.

Phòng tranh nhiều dư luận cho là 'giả' vẫn mở cửa đón khách

Tiểu Vũ | 14/07/2016, 05:12

Triển lãm "Những bức tranh trở về từ châu Âu" tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM trong hai ngày qua của nhà sưu tập Vũ Xuân Chung đã trở thành đề tài gây chú ý cho giới mỹ thuật. Nhiều ý kiến cho rằng có đến 15 bức tranh của các danh họa đang trưng bày ở đây là tranh giả.

Khai mạc vào chiều 10.7 vàdự kiến kết thúc vào ngày 21.7, triển lãmNhững bức tranh trở về từ châu Âucủa nhà sưu tập Vũ Xuân Chung diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã tạo nên một sự phản ứng rất lớn từ phía các nhà nghiên cứu về mỹ thuậtcho đến các họa sĩ cũng như người yêu bộ môn nghệ thuật hội họa. Rất nhiều ý kiến nghi ngờ hoặc khẳng định những bức tranh được trưng bày ở đây hoàn toàn là tranh giả. Trước những chỉ trích gay gắt trên, tưởng chừng như cuộc triển lãm sẽ dừng lại để thẩm định tính chân thực và nguyên bản của những bức tranh. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, các nhà tổ chức vẫn quyết định tiếp tục mở cửa để đón khách đến thưởng lãm.

Tại cuộc triển lãm này, ông Vũ Xuân Chung, chủ nhân của bộ sưu tập đã cho trưng bày 17 bức tranh của bốn danh họa nổi tiếng của Việt Nam gồm: danh họa Nguyễn Tư Nghiêm, danh họa Dương Bích Liên, danh họa Nguyễn Sáng, danh họa Bùi Xuân Phái.

Bức tranh: Ba cô gái (sơn mài, 90 x 120 cm) của danh họa Dương Bích Liên
Bức tranh Rồng (sơn mài, 1974, 80 x 120 cm) của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm

Danh sách các bức họa của các họa sĩ từng học ở Trường Mỹ thuật Đông Dương gồm: Rồng(sơn mài, 1974, 80 x 120 cm),Thánh Gióng(sơn mài, 1980, tròn 30 cm),Thúy Kiều - Kim Trọng(sơn mài, 1987, 70 x 50 cm),Vẽ ngựa(sơn mài, 1991, 80 x 80 cm),Vẽ chó(sơn mài, 1994, tròn 43 cm) vàNhảy múa(tranh giấy, 2005, 60 x 98 cm) của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm. Nghệ sĩ chèo (sơn dầu, 1969, 38 x 49 cm) và Phố Hà Nội (sơn dầu, 1974, 18 x 24 cm) của danh họa Bùi Xuân Phái. Tranh của cố họa sĩ Nguyễn Sáng, ngoài bứcVườn chuốikể trên còn cóHai con gà trống(sơn mài, 1976, 45 x 60 cm),Chân dung thiếu nữ (sơn mài, 1980, 50 x 70 cm),Múa vòng(sơn mài, 1980, 50 x 58 cm) vàHai cô gái(sơn mài, 1984, 59 x 39 cm) của danh họa Nguyễn Sáng. Nguyễn Du câu cá(sơn mài, 1974, 80 x 120 cm) của Nguyễn Tiến Chung (1914 - 1976), Ba cô gái(sơn mài, 90 x 120 cm) của danh họa Dương Bích Liên. Trận đánh (sơn mài, 40 x 60 cm) của Nguyễn Sỹ Ngọc. Trừu tượng (sơn dầu, 1952, 47 x 56 cm) của Tạ Tỵ.

Tuy nhiên triển lãm diễn ra được vài giờ sau khi khai mạc, lập tức đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của giới mỹ thuật và người xem tranh.

Clip toàn cảnh phòng tranhNhững bức tranh từ châu Âu về:

Đầu tiên là ý kiến của ông Vi Kiến Thành,Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTT&DL). Ông Thành khẳng định chắc nịch đó là những bức tranh giả. Ông Thành cho rằng để lọt những bức tranh giả này vào một cuộc triển lãm phần lớn là do lỗi từ phía đơn vị cấp phép (Sở VHTT&DLTP.HCM) và Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCMđã không thành lập hội đồng kiểm định tranh trước khi để tranh đến với công chúng. Đây là một sai sót đáng tiếc, một vụ tai nạn nghề nghiệp. Ông Thành đưa ra đề xuất nên chấm dứt hoạt động triển lãm này và sau đó cần phải có hội đồng thẩm định lại những bức tranh trên.

Đáng chú ý nhất là bức tranh Ba cô gái của danh họa Dương Bích Liên được nhiều người cho là tranh giả 100%. Nói về bức tranh này, nhà nghiên cứu Nguyễn Hào Hải nhận định: "Hai bức tranh gốc trên chất liệu sơn dầu và sơn mài có kích thước lớn hơn nhiều. Nótương đương với kiệt tácHào(sơn dầu, 147 x 200 cm, 1972) của Dương Bích Liên".Ông Hảicho biết thêm: "Bức gốc này có tên làMùa xuân và thiếu nữ, hiện được nhà sưu tầm Minh Đức sở hữu và đang trưng bày tại bảo tàng tư nhân của mình ở 31C Lê Quý Đôn, quận 3, TP.HCM".

Mối nghi ngờ cũng được đặt vào bức tranh Rồng của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm.Theo những người chuyên nghiên cứu về hội họa, Nguyễn Tư Nghiêm luôn vẽ những con giáp theo từng năm mang tên con giáp đó. Cùng bố cục và cách vẽ, bức này (còn có tênMúa rồng) thường được biết đến với chất liệu bột màu trên giấy, ký tên năm Bính Thìn 1976. Vì vậy càng có cơ sở để cho rằng bức Rồng trong triển lãm này là giả.

Một họa sĩ nữ ở TP.HCM khi xem tranh của danh họa Dương Bích Liên đã đặt nghi ngờ:"Theo tôithì họa sĩ Dương Bích Liên có nhiều thói quen trong khi vẽ tranh đó là ông không bao giờ hoàn chỉnh một bức tranh của mình, mọi cái luôn đễ ngỏ và dang dở… Còn đây là những bức tranh quá hoàn chỉnhnên tôi nghĩ đây có thể là giả".

Một nữ họa sĩ đang xem kỹ một bức tranh

Về trách nhiệm của Sở VHTT&DLTP.HCM đơn vị cấp phép cho triển lãm và Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, đơn vị tổ chức triển lãm, ông Vi Kiến Thanhnhận định: “Thực tế là Sở VHTT TP.HCM không có cán bộ chuyên môn về mỹ thuật nên đã dẫn đến tai nạn nghề nghiệp này. Còn với Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, anh Hứa Thanh Bình,Phó giám đốc, người có chuyên môn lại đi nước ngoài vào dịp này nên không thẩm định được, dẫn đến sai sót đáng tiếc”.

Trước những phản ảnh trên, phía Bảo tàng Mỹ Thuật TP.HCM cũng đã lên tiếng. Ông Trịnh Xuân Yên, Phó giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, Chủ tịch hội đồng chuyên môn, cho biết: “Bảo tàng rất tôn trọng dư luận, khi có dư luận tranh không nguyên gốc, chúng tôi có mời ông Vũ Xuân Chung đến, ông vẫn khẳng định tranh của mình là thật. Ông Chung có nói rằng dư luận có ai chứng minh được những bức tranh đó là giả vàđủ lýlẽ giải quyết được vấn đề thật - giả thì ông ấysẽ chấp nhận". Ông Trịnh Xuân Yên khẳng địnhtriển lãm vẫn tiếp tục mở cửa để đón khách để tiếp tục tiếp thu các ý kiến phản ảnh khác từ dư luận.

Về khả năng đóng cửa cuộc triển lãm này khi bị phát hiện trưng bày những bức tranh giả, ông Jean François Hubert (chuyên gia cao cấp về nghệ thuật Việt Nam và châu Á của Hãng đấu giá Christie’s Hong Kong người thẩm định những bức tranh của nhà sưu tập Vũ Xuân Chung – PV) phát biểu trên báo Tuổi Trẻ có đoạn: “Tôi cho rằng việc thật - giả nhìn nhận chưa thấu đáo mà đã quyết định đóng cửa triển lãmNhững bức tranh từ châu Âu về, điều đó sẽ trở thành một thảm họa cho Việt Nam và sẽ gây hậu quả di hại lâu dài về sau”.

Cam kết của nhà sưu tập Vũ Xuân Chung

Có mặt tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM vào chiều 13.7, theo quan sát của phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, triển lãm Những bức tranh từ châu Âu về vẫn tiếp tục mở cửa đón khách. Trong phòng trưng bày chỉ có duy nhấtmột nhân viên của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đứng trực và không có bất cứ giải thích nào với người xem tranh.

Đặt câu hỏi với những vị khách đến đây, đa số mọi người đều cho biết: Sau khi nghe thông tin báo chí đăng tải về “tranh giả”, họ đến để xem thực hư như thế nào, nhưng quả thật với trình độ của một người xem bình thường thìkhông thể phân biệt được đâu là thật là giả. Trước thông tin có đến 15/17 bức tranh ở đây là tranh giả, nhiều người nêu ý kiến rất cần có kết luận dứt khoát của các bên liên quan để làm sáng tỏ thông tin trên.

Phòng tranh vào thời điểm 14 giờ ngày 13.7.2016

Chắc chắn cuộc tranh cãi xung quanh những bức tranh được trưng bày trong cuộc triển lãm Những bức tranh từ châu Âu về của ông Vũ Xuân Chung sẽ tiếp tục kéo dài, trừ khi các bên có liên quan đưa ra được những bằng chứng khoa học thuyết phục, đủ tin cậy của các nhà nghiên cứu hội họa trong và ngoài nước cũng như kết luận chính thức từ một hội đồng thẩm định có uy tín.

Bài, ảnh, clip: Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phòng tranh nhiều dư luận cho là 'giả' vẫn mở cửa đón khách