Công an TP.HCM vừa ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ, phục hồi điều tra vụ án hình sự “Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn”, hay còn gọi là vụ án Chìm ca nô ở huyện Cần Giờ (xảy ra ngày 2.8.2013).

Phục hồi điều tra vụ án chìm cano Cần Giờ sau 5 năm

Trí Lâm | 15/06/2018, 13:55

Công an TP.HCM vừa ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ, phục hồi điều tra vụ án hình sự “Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn”, hay còn gọi là vụ án Chìm ca nô ở huyện Cần Giờ (xảy ra ngày 2.8.2013).

Quyết định này được Đại tá Nguyễn Minh Thông -Trưởng phòng PC44 -Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM ký. Quyết định này cũng được gửi đến Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Về vụ án này, trong khi Viện Kiểm sát bảo lưu quan điểm truy tố thì TAND TP.HCM đã 2 lần trả hồ sơ để yêu cầu làm rõ những cáo buộc đối với ông Vũ Văn Đảo -Giám đốc Công ty Công nghệ Việt Séc và ông Đinh Văn Quyết - Giám đốc Công ty Maria.

Theo nhiều chuyên gia pháp lý, truy tố hai bị can tội “Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn” là thiếu cơ sở.

Thông tin đếnphóng viên báo điện tử Một Thế Giới, ông Vũ Văn Đảo - một trong 2 bị can cho biết vụ án tai nạn giao thông đường thủy tại Cần Giờ TP.HCM đến nay đã 5 năm nhưng các cơ quan tố tụng TP.HCM vẫn ngâm án.

Theo ông Đảo, vụ án được khởi tố khi chưa có đủ căn cứ pháp lý. Cơ quan điều tra cũng không thực hiện giám định tư pháp tàu ngay khi khởi tố vụ án để xác định nguyên nhân tai nạn có phải do phương tiện kém chất lượng hay không, chỉ đến khi tòa án yêu cầu trưng cầu giám định thì mới thực hiện. Việc khởi tố một người khi chưa có đủ căn cứ chứng minh là xâm phạm quyền con người, quyền công dân.

Mặc dù vụ án đang tạm đình chỉ hơn hai năm qua nhưng cơ quan tố tụng vẫn áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm xuất cảnh đối với các lãnh đạo doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp thiệt hại rất nhiều.

Ông Đảo thắc mắc tại sao CQTT lại được phép vi phạm thời hạn điều tra để dẫn đến kéo dài? Tại sao một vụ tai nạn giao thông nguyên nhân đã được xác định rất rõ ràng ngay từ trước khi khởi tố vụ án là không phải do chất lượng phương tiện, không phải do công nghệ vật liệu mới kém chất lượng mà CQTT lại khởi tố người sản xuất ra phương tiện?

Theo ông Đảo, bản kết luận điều tra ngày 12.9.2014 của CQĐT đã quy chụp cho người sản xuất ra phương tiện phạm tội vì đã đưa công nghệ vật liệu mới PPC (Polypropylen copolymer) vào sản xuất ra tàu thuyền và bán tàu thuyền cho lực lượng vũ trang. “Tại sao hành vi ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào đời sống được Đảng, Nhà nước khuyến khích và được ghi nhận trong hiến pháp mà cơ quan điều tra lại cho là tội phạm?”

“Cáccơ quan tố tụng TP.HCM nói lý do kéo dàivụ án là vì đang chờ kết quả trưng cầu giám định và làm rõ kết quả giám định, trong khi Bộ GTVT đã có đến 4 lần giám định và khẳng định nguyên nhân rõ ràng là do chở quá người và gặp thời tiết xấu?”, ông Đảo nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông Đảo cho rằng vụ án được gia hạn điều tra hai lần và phải kết thúc vào ngày 4.9.2014 nhưng ngày 12.9.2014 Cơ quan điều tra mới ban hành Bản kết luận điều tra là vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật, xâm phạm quyền con người.

Theo ông Đảo, cơ quan điều tra đã áp dụng sai luật. Để khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo Điều 214 BLHS thì cần phải chứng minh được phương tiện“rõ ràng không bảo đảm an toàn” là nguyên nhân gây ra tai nạn, trong khi các nguyên nhân mà cáo trạng viện dẫn để truy tố “không có nguyên nhân nào chứng minh hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là do đưa vào sử dụng phương tiện rõ ràng không bảo đảm an toàn”.

Hai bản kết luận giám định ngày 19.11.2015 và ngày 6.1.2017 của Bộ GTVT đều khẳng định nguyên nhân tai nạn là do chở quá tải và gặp thời tiết bất lợi. Như vậy sẽ không có vụ án và không có ai phạm tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn” mà các cơ quan tố tụng đã khởi tố.

Hành vi phạm tội quy định tại Điều 214 BLHS là hành vi“Cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy rõ ràng không bảo đảm an toàn”.2 bị can không phải là chủ phương tiện, cũng không phải là người đăng kiểm phương tiện nên không có hành vi quy định tại Điều 214 BLHS. Vì 2 bị can không phải là chủ thể của Điều 214 BLHS nên việc trưng cầu giám định tàu BP12-04-02 không có ý nghĩa trong việc chứng minh tội phạm đối với hai ông này.

Bên cạnh đó, tai nạn giao thông lỗi là vô ý nên không thể có đồng phạm theo quy định tại Điều 10 - Vô ý phạm tội và Điều 20 - Đồng phạm của BLHS. Việc Cơ quan điều tra khởi tố hai bị can với cùng một hành vi phạm tội quy định tại Điều 214 BLHS là chưa hiểu đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật.

Cơ quan điều tra đã khởi tố bị can về hành vi “điều động cano BP12-04-02 không bảo đảm an toàn” nhưng khi chứng minh tội phạm lại gán ghép các bị can có hành vi “sai phạm” về sản xuất và bán phương tiện cho lực lượng vũ trang. Hành vi “điều động phương tiện” và “sản xuất ra phương tiện” không liên quan gì đến nhau, không thể khởi tố một đằng, chứng minh một nẻo.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng gặp mặt tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ
12 phút trước Theo dòng thời sự
Sáng 17.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phục hồi điều tra vụ án chìm cano Cần Giờ sau 5 năm