Thông tin từ Bộ Giao thông vận tải cho biết ba phương án thiết kế sân bay Long Thành được Hội đồng đánh giá nhà nước đánh giá cao là có mái nhà ga cách điệu hình lá cọ, hình hoa sen và nội thất bằng tre.

Phương án thiết kế nào cho sân bay Long Thành?

Theo Tuổi trẻ | 20/10/2016, 21:48

Thông tin từ Bộ Giao thông vận tải cho biết ba phương án thiết kế sân bay Long Thành được Hội đồng đánh giá nhà nước đánh giá cao là có mái nhà ga cách điệu hình lá cọ, hình hoa sen và nội thất bằng tre.

Hội đồng đánh giá xếp hạng phương án thi tuyển kiến trúc nhà ga hành khách - cảng HKQT Long Thành (Đồng Nai) đã làm việc trong ngày 17 và 18.10 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa chủ trì.

Theo đó, ba phương án này sẽ được đưa ra lấy ý kiến của người dân, chuyên gia trên khắp cả nước.

Sân bay quốc tế Long Thành theo tiến độ dự kiến sẽ khởi công vào năm 2019 tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Dự án có diện tích 5.000ha sẽ xây dựng một cảng hàng không quốc tế quy mô lớn nhất cả nước và tầm cỡ khu vực. Dự án chia thành ba giai đoạn với tổng mức đầu tư giai đoạn một gần 8 tỉ USD (hơn 164.000 tỉ đồng).

Dưới đây làcác phương án thiết kế đang được đánh giá cao:

Phương án 1 có mái hình cánh hoa sen:

Thiết kế nhà ga hình hoa sen được tác giả lấy ý tưởng từ hình ảnh bông sen cách điệu một nét đặc trưng cho văn hóa VN. Theo đó, hình ảnh hoa sen được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thiết kế, áp dụng vào mái, phối cảnh từ góc nhìn mặt chính nhà ga, cảnh quan vị trí trên mái nhà để xe, nội thất khu vực sảnh làm thủ tục.

Phương án này do công ty Hàn Quốc thực hiện.

Đây cũng là đơn vị thiết kế nhà ga hành khách T2 sân bay Incheon (Hàn Quốc), sân vận động Olympic (Baku), tòa tháp Kangnam - Trung tâm nghiên cứu & phát triển ở Gangnam, Hàn Quốc.

Phương án 2 thiết kế hình lá cọ:

Phương án nhà ga hình lá cọ, dừa nước cách điệu được đơn vị thiết kế lấy ý tưởng từ hình ảnh đặc trưng văn hóa đồng quê, sông nước của VN.

Theo thuyết trình thì nhà thiết kế muốn có hình ảnh một nhà ga hàng không đậm chất văn hóa địa phương. Bên trong ga đi, các quầy hàng được thiết kế như những con thuyền di chuyển trên sông nước đồng quê.

Phương án này do liên doanh gồm công ty VN, Nhật Bản và Singapore thiết kế.

Liên doanh này từng thiết kế nhiều cảng hàng không lớn như nhà ga hành khách T3 sân bay Changi (Singapore), nhà ga hành khách T2, sân bay quốc tế Phú Đông (Thượng Hải, Trung Quốc)...

Phương án 3 với thiết kế nội thất tre:

Phương án thiết kế nội thất bằng tre sử dụng cây tre, một nét đẹp trong văn hóa làng quê VN, làm thành hệ kết cấu đan kết, áp dụng cho toàn bộ các không gian chính công cộng của nhà ga (sảnh ga đi, khu kinh doanh dịch vụ, miễn thuế, khu phòng chờ, hành lang ga đến…).

Đồ án này do liên doanh công ty Nhật Bản và Pháp thực hiện. Đây cũng là đơn vị thiết kế nhà ga hành khách T2 sân bay quốc tế Nội Bài (Việt Nam), khu vực sảnh chờ lên máy bay 2 và 3 thuộc nhà ga số 3, sân bay quốc tế Dubai...

Đình Dân - Tuổi Trẻ
Bài liên quan
ACV sẽ dùng gần 4.000 tỉ đồng tiết kiệm để làm đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành
Với khoản tiết kiệm gần 4.000 tỉ đồng từ chi phí dự phòng và đấu thầu, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất đầu tư thêm một đường băng tại sân bay Long Thành ngay trong giai đoạn 1.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phương án thiết kế nào cho sân bay Long Thành?