Bạn không thể tiếp tục ôm đồm việc dọn dẹp, bố trí, sắp xếp đồ dùng cho các con nữa. Thay vì thế, bạn hãy dạy con ngăn nắp hơn với ý thức hàng ngày của con bạn.

Phương pháp dạy con biết ngăn nắp hơn

24/03/2015, 13:31

Bạn không thể tiếp tục ôm đồm việc dọn dẹp, bố trí, sắp xếp đồ dùng cho các con nữa. Thay vì thế, bạn hãy dạy con ngăn nắp hơn với ý thức hàng ngày của con bạn.

Dạy con trách nhiệm
Khi con bạn đã đủ lớn và đã đủ khả năng bố trí, sắp xếp đồ đạc cho riêng mình, thì bé có trách nhiệm phải tự làm những việc ấy… Bé cũng phải biết việc của bố mẹ không phải là theo sau thu dọn bãi chiến trường mà bé bày ra. Dạy con hình thành thói quen ngăn nắp, gọn gàng sẽ giúp bé đạt được hiệu quả cao hơn, và hy vọng là cũng sẽ giúp bé có trách nhiệm hơn ở trường và ở nhà.
Trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào những gợi ý để giúp con bạn học cách sắp xếp các món đồ chơi, vật dụng, quần áo và bất cứ thứ gì khác có thể chất đống dưới sàn hay dưới gầm giường.
Phuong phap day con biet ngan nap hon-hinh-anh-1
Hãy tập cho con tự làm những việc vừa sức bé
Dạy con cách tự sắp xếp không gian của riêng mình
Nếu con bạn chưa bao giờ thành công trong việc duy trì một căn phòng hay ngăn tủ ngăn nắp, có lẽ tốt nhất các bạn nên bắt đầu lại từ vạch xuất phát. Tuy nhiên, trước khi bạn dọn sạch tủ để bắt đầu công cuộc tái thiết lập trật tự, hãy để ý xem đâu có vẻ là căn nguyên của đám bề bộn đó. Quần áo vương vãi khắp nơi? Hay đồ chơi để lộn xộn? Chỗ nào dường như là bề bộn nhất?
Mỗi đứa trẻ sẽ có những nhu cầu và yêu cầu khác nhau đối với các món đồ đạc cũng như với căn phòng của mình, chẳng hạn nếu con bạn mê đàn hát, bạn không thể dọn chiếc đàn của bé vào nơi không thuận tiện. Nhưng thế không có nghĩa bé có thể bày tất cả mọi thứ ra sàn với lý do “tiện”, hãy dẹp bỏ ngay từ trong trứng nước lời biện hộ kiểu ấy bằng cách cung cấp cho bé những chỗ để cất dọn, có thể là thùng hay hộp nhựa. Nếu cần, bạn có thể giúp con dán nhãn những chiếc hộp ấy, chẳng hạn như “đồ chơi”, “truyện”, “bóng”… Như vậy, căn phòng vừa gọn, mà bé cũng dễ dàng biết được món đồ mình đang cần nằm ở đâu.
Phuong phap day con biet ngan nap hon-hinh-anh-2
Dạy con cách tự sắp xếp không gian của riêng mình
Sắp đặt theo màu
Bạn có thể hình thành nên phong cách sống gọn gàng ngăn nắp của gia đình bằng cách phối hợp đồ vật theo dấu hiệu màu sắc. Đối với những vật dụng cá nhân, bạn có thể chia cho mỗi người một dấu hiệu màu sắc cụ thể, chẳng hạn như vật dụng của bé lớn sẽ được đánh dấu màu xanh, của bé nhỏ hơn thì màu vàng… Những màu sắc này cần thống nhất trong tất các các vật dụng thuộc về đứa trẻ.
Một số loại đồ dùng cá nhân thông thường mà bạn nên ấn định dấu hiệu màu sắc riêng: quần áo, vớ (tất), đồ chơi, các loại khăn lau, giày dép, các loại đồ đựng thức ăn, ly nước, chai nước, dụng cụ thể thao… Với những đồ vật này, bạn chỉ cần đánh dấu hoặc làm dấu chấm nhỏ có màu sắc riêng vào khu vực khó thấy trên đó. Ví dụ, đối với vớ – bạn có thể làm một dấu chấm nhỏ trên ngón chân hoặc gót chân, với áo – bạn có thể làm dấu bên trong cổ áo, với bàn chải đánh răng và khăn – mua đúng theo màu sắc mặc định…
Phuong phap day con biet ngan nap hon-hinh-anh-3
Thói quen ngăn nắp giúp con có nhiều không gian và thời gian hơn để vui chơi và sáng tạo
Một khi tất cả các đồ vật riêng đều được đánh dấu bằng màu sắc, bạn có thể nhanh chóng dọn dẹp căn phòng bởi đã dễ dàng nhận biết đồ đạc nào là của ai, và ai là thủ phạm làm bừa bộn căn nhà. Để nhanh chóng đưa con bạn vào nề nếp, hãy đề ra những quy tắc chẳng hạn như mỗi lần bày bừa thì sẽ bị giảm tiền tiêu vặt, và bé sẽ kiếm lại được nhờ vào những việc làm thêm như rửa bát hay đổ rác…
Sau một vài lần, con bạn sẽ tự khắc gọn gàng hơn, vì ai mà muốn bị mất tiền và mất thời gian chơi cơ chứ. Tuy nhiên, trên đây đơn thuần cũng chỉ là những gợi ý, bạn có thể thay đổi và áp dụng những phương pháp khác phù hợp và thuận lợi hơn đối với lối sống của gia đình mình.
Tổng kết hàng tuần
Một khi đã đưa ra cách sắp xếp, bố trí cho không gian riêng của bé, đã làm dấu màu sắc trên các vật dụng cũng như đưa ra những quy định để con mình thi hành, hàng tuần bạn nên dành ít nhất từ 5 đến 10 phút để… tổng kết, khen thưởng cũng như nêu ra những điều vẫn cần chấn chỉnh thêm.
Hãy ghi nhớ rằng trẻ em luôn cần được nhắc nhở thường xuyên về những điều bố mẹ mong đợi bé phải thực hiện theo, và mọi việc không thể thay đổi trong một sớm một chiều, do đó bạn đừng nản lòng nếu trong tuần một tuần hai con không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây là một quá trình có thể khiến cả bạn và con mất nhiều thời gian, nhưng một khi đã học được điều này, cuộc sống của gia đình bạn sẽ trở nên gọn gàng và trôi chảy hơn rất nhiều. Và cũng hãy ghi nhớ thêm một điều nữa: nếu bạn muốn con cái mình gọn gàng ngăn nắp thì bản thân bạn phải làm gương cho bé, cả dạy và học đều cần đi đôi với thực hành.
Theo Webtretho.vn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phương pháp dạy con biết ngăn nắp hơn