Lái xe xuyên những dãy núi từ Hà Nội đến Hà Giang, trong đầu tôi không thoát khỏi những viễn cảnh về cái chết của riêng mình: bị thổi tung lên trên không trung rồi rơi xuống trên con đường quanh co, khúc khuỷu tựa hồ như không khí thoát ra từ chiếc kèn đồng; tôi thoáng bắt gặp hình ảnh của một thứ gì đó đang di chuyển phía bên kia đường. Lái xe xuyên những dãy núi từ Hà Nội đến Hà Giang, trong đầu tôi không thoát khỏi những viễn ca

Phượt và... tán của một chàng Tây ở miền Tây Bắc (Kỳ 1)

Một Thế Giới | 06/10/2014, 09:48

Lái xe xuyên những dãy núi từ Hà Nội đến Hà Giang, trong đầu tôi không thoát khỏi những viễn cảnh về cái chết của riêng mình: bị thổi tung lên trên không trung rồi rơi xuống trên con đường quanh co, khúc khuỷu tựa hồ như không khí thoát ra từ chiếc kèn đồng; tôi thoáng bắt gặp hình ảnh của một thứ gì đó đang di chuyển phía bên kia đường. Lái xe xuyên những dãy núi từ Hà Nội đến Hà Giang, trong đầu tôi không thoát khỏi những viễn ca

Một thôn nữ hiện ra với đường cong của cặp mông quyến rũ, căng tròn khi cô cúi xuống trên cánh đồng. Đôi mắt tôi mãi nhìn theo với hy vọng là cô sẽ quay lại và mỉm cười, ngắm những đường nét và hình dáng cơ thể khó mà nhìn rõ của mình (cô là cô gái đẹp nhất hay chỉ là một cô gái đẹp?), cho đến khi một chiếc xe tải chở hàng chạy nhanh qua té nước sình vào mặt tôi khiến tôi dụi đến hai mắt đỏ ngầu. Vẫn là cảnh tượng cũ, ngoại trừ một điều cô gái đó bây giờ mặc quần jeans và ngồi trên một chiếc xe máy với phân chim dính trên tóc và tai nghe gắn vào tai…

“Chụp hình cho tớ nào!”, Olof đi cùng với tôi, vừa nói vừa cởi phăng quần áo đi xuống chỗ thác nước. Chúng tôi lái xe đến ngôi làng heo hút này men theo những triền núi thuộc tỉnh Tuyên Quang để tránh những tuyến đường chính và giờ chúng tôi đang ở đây “tự sướng” những bức ảnh khỏa thân và đăng tải chúng lên Instagram của Olof với 200 triệu người theo dõi. Tất cả bọn họ đều thích bức hình ảnh hắn trần như nhộng lướt trên mặt nước. Chẳng ai còn quan tâm đến một câu nói nổi tiếng của Malcolm X mà Olof đã đăng lên trước đó.
Phuot va... tan cua mot chang Tay o mien Tay Bac (Ky 1)
Hòa quay mặt đi khi nhìn thấy chúng tôi nhảy cỡn vào nhau... 

Hòa, người dẫn chúng tôi đến thác nước, đã quay mặt đi khi nhìn thấy chúng tôi nhảy cỡn lên và quấn lấy nhau trong hồ nước như đôi thiên nga đồng tính. Khi chúng tôi bước lên bờ, cả hai đều co rúm lại vì lạnh. Chẳng gì có thể so sánh được với nguồn nước của Mẹ Thiên Nhiên có thể làm cho mọi người đàn ông đều giống như nhau.

Đêm hôm trước, chúng tôi đã ở nhà bà của Hòa, một ngôi nhà sàn trong khu làng Tày nằm bên ngoài Na Hang. Gia đình của Hòa là sự hòa hợp của hai dân tộc Tày và Nùng, nhưng thật sự là tôi cũng chẳng hiểu hai tên gọi này có ý nghĩa gì.

Chúng tôi gặp Hòa – bạn của một người bạn – ở chợ Na Hang. Trước khi dẫn chúng tôi về làng, anh ấy chỉ tay vào những cửa hàng bán thịt.

“Ta có thể mua gà ở đó, tuy nhiên ta sẽ không mua nó ở đó”, Hòa nói. “ Chúng ta sẽ ăn gà vườn trong làng”.

Càng đi xuống những con đường đất, cảnh đẹp lại càng hiện ra rõ hơn như một điều hiển nhiên khi bạn rời thành phố để đi vào một ngôi làng. Những khoảng vực đất đỏ không sâu lắm, những ngọn đồi phủ xanh và những dòng suối trong vắt xuất hiện ở mỗi khúc quanh. Đi đến một đoạn đường rộng đầy nắng, Hòa lái xe chậm lại để có thể thưởng ngoạn vẻ đẹp của núi rừng và tranh thủ tán gẫu một chút khi chúng tôi chạy xe lại gần.

“Anh có vợ chưa?”, Hòa hỏi.

“Ly dị rồi”, tôi trả lời.

“Vợ của anh chắc đẹp lắm nhỉ?”

“Không, tôi chỉ thích ngắm vợ của anh hàng xóm”. Hòa cười sặc sụa và xe của anh đột ngột chuyển hướng.

“Tại sao anh không cưới vợ khác?”, Hòa hỏi.

“Bác Hồ nói không có gì quý hơn độc lập tự do”.

Không phải lúc nào những câu nói đùa bằng tiếng Việt của tôi cũng phát huy tác dụng nhưng lần này thì chúng hoạt động khá hiệu quả đối với Hòa. Một cơn gió thoảng qua khiến mái tóc của chúng tôi bay phất phơ giống như những cảnh trong các bộ phim điện ảnh.

Từ ngôi nhà sàn có thể ngắm nhìn con đường làng, một dòng suối nhỏ và những cánh đồng ngô. Hòa giới thiệu chúng tôi với bà của anh ấy và uống bia với bà trong khi anh ấy đi nhóm củi để nấu ăn ở gian bếp nối với nhà sàn, nơi anh thường đánh giấc trưa trên sàn. Kết cấu của ngôi nhà khá sơ sài với những thanh gỗ chắp nối không hoàn chỉnh cao khoảng 3m.
Phuot va... tan cua mot chang Tay o mien Tay Bac (Ky 1)
Bà cụ người Tày

Bà (chúng tôi biết đến bà cũng như mỗi một người phụ nữ lớn tuổi mà chúng tôi đã gặp trên đường đi chỉ với một cái tên “Bà”) mặc một chiếc quần vải đen bóng đặc trưng và chiếc áo vải cài kín nút với chiếc khăn màu đen quấn một vòng trên đầu. Bà nói tiếng Việt rất chậm giống như tôi (nhưng tốt hơn) và trả lời tất cả những câu hỏi của chúng tôi về chủ nhân của những ngôi nhà ở đây; họ từ đâu tới, những thế hệ nào đã xây dựng và thừa hưởng chúng; ai là người Tày và ai là người Nùng; những câu hỏi tại sao và như thế nào về lịch sử của những cuộc hôn nhân, không kết hôn, sinh con, những cái chết và sự phôi thai – trong sạch và tội lỗi – và dù rằng Hòa đã có lần kể cho chúng tôi nghe tất cả mọi thứ, chúng tôi vẫn không thể nào phân biệt nổi những người bà, những người ông, mẹ, con gái, bố và con trai trong những quan hệ chằng chịt này.

Hòa quay trở lại với một nồi súp gà nấu gừng ngon tuyệt. Vị béo ngậy cay nồng của nước súp hòa quyện với vị rượu ngô mật ong tự lên men ở nhà được Hòa chan vào những bát cơm trắng.  Miếng thịt được hầm nhừ không còn xương như đang chờ đợi ai đó chạm vào. Món ăn như thế này khi ở nhà có nằm mơ tôi mới được ăn.Vậy mà ở Việt Nam, gần như lúc nào tôi cũng được thưởng thức khi ghé thăm bất kỳ ngôi nhà nào ở bất cứ đâu.

Thức ăn đã lôi kéo những người khác tới đây: một người đàn ông ngái ngủ và một người phụ nữ trung niên tầm khoảng 40 – 50 tuổi quần áo lấm lem bùn lầy do mới đi làm đồng về. Người đàn ông mặc áo thun và quần đùi giống như Hòa, còn người phụ nữ mặc chiếc quần đen bóng cùng với chiếc áo vải tím cài nút, mái tóc đen dài của bác ấy được buộc lại gọn gàng về phía sau.

Olof và tôi uống rượu và bia nhưng Hòa thì không, anh hút thuốc và  nhoay nhoáy nhắn tin điện thoại trong khi chúng tôi ăn. Người phụ nữ bắt đầu rót rượu. Mái tóc đen dài và thân hình thon gọn làm cho bác ấy trông cao hơn bình thường. Cơ thể ấy tuy gầy nhưng lại rắn chắc kiểu như  “nhỏ mà có võ”. Đôi bàn tay bác ấy to gấp đôi tay tôi (đôi tay vừa gợi cảm vừa khiến người khác phải khiếp sợ ấy đầy những vết chai sạn, nứt nẻ do làm việc với bùn lầy, đất sét hết năm này qua năm khác; tôi có thể nhìn thấy cả những đường gân và cơ chạy dọc những ngón tay dài đầy đặn khiến tôi cảm thấy ghen tị vì tôi nghĩ giá như mình sở hữu đôi tay ấy thì đám con gái sẽ dễ bị thu hút hơn – đôi tay mềm mịn của tôi như thể tố cáo rằng tôi chưa từng thực sự lao động một ngày nào trong đời). Bác bắt tay chúng tôi sau mỗi lần nâng ly – những cái siết tay chắc nịch và dứt khoát.
Phuot va... tan cua mot chang Tay o mien Tay Bac (Ky 1)
 Tác giả Jon

“Uống rượu đi!”, bác ấy nói. “Nó làm cho các anh mạnh hơn”. Bác ấy nhìn chúng tôi và cười sảng khoái. Khi thấy chúng tôi ngượng vì uống quá nhiều, bác ấy vỗ mạnh vào vai chúng tôi bảo chúng tôi uống thêm. Không khí trở nên vui vẻ và thoải mái hơn theo từng ly rượu. Bà cuối cùng cũng tham gia cùng chúng tôi vài ly.

“Uống rượu để ngủ cho ngon” trở thành điệp khúc lặp đi lặp lại của người phụ nữ trong suốt bữa ăn và đầu chúng tôi như muốn vỡ tung ra, có lẽ cơn đau đầu tăng dần theo số lượng thịt gà, gừng và rượu mà chúng tôi đã tiêu thụ.

Tiệc tàn là lúc Bà và Hòa ngồi cùng tôi và Olof trên sàn ở ngồi nhà sàn bên cạnh. Người bà và đứa cháu trai nói đùa gì đó bằng tiếng Tày, lần lượt người này làm cho người kia cười trong khi bọn đàn ông chúng tôi chơi guitar và hát những bài hát tình yêu...

Jon (Còn tiếp)
Đôi dòng về tác giả Jon
Jon sinh năm 1982 tại New York, Mỹ, tên đầy đủ là Jonathan Charles Dillingham
Anh đến Việt Nam năm 2005 
Trước đây từng làm biên tập Thanh Nien Daily
Hiện tại: Viết văn tự do
Jonathan Charles Dillingham đã ở Việt Nam 9 năm. Anh tự nhận là một người yêu Việt Nam như máu thịt. Yêu từng vùng đất nơi anh đi qua. Một mình rong ruổi trên chiếc mô - tô đã đi gần hết 64 tỉnh thành của Việt Nam. Ăn ở ở nhà dân, trò chuyện với người già, chơi với trẻ em. Chiếc điện thoại Nokia với chức năng camera là vật duy nhất anh lưu lại những thước hình, những con người trên những vùng dọc dài hình chữ S anh đi qua.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
9 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phượt và... tán của một chàng Tây ở miền Tây Bắc (Kỳ 1)