Giới chức Mỹ không chỉ đối phó với các video giả mạo Phó tổng thống Kamala Harris lan truyền trên mạng xã hội mà còn một hình thức lừa gạt nguy hiểm hơn là cuộc gọi giả mạo tự động.
Quốc tế

Quan chức bầu cử Mỹ đối phó cuộc gọi AI giả mạo như thế nào?

Cẩm Bình 02/11/2024 12:51

Giới chức Mỹ không chỉ đối phó với các video giả mạo Phó tổng thống Kamala Harris lan truyền trên mạng xã hội mà còn một hình thức lừa gạt nguy hiểm hơn là cuộc gọi giả mạo tự động.

Hàng loạt tiểu bang đều chuẩn bị đối phó cuộc gọi giả mạo có thể nhắm đến bất cứ ai. Đây là mối lo ngại do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển nhanh chóng gây ra ngày càng lớn. Không giống nội dung hình ảnh giả mạo còn chút dấu vết, nội dung âm thanh tinh vi đến mức cử tri thông thường khó lòng nhận ra.

Đầu năm nay, một trường hợp lừa đảo đã xảy ra. Hồi tháng 1, một cuộc gọi mạo danh Tổng thống Joe Biden tiếp cận cư dân bang New Hampshire kêu gọi không tham gia cuộc bỏ phiếu sơ bộ của đảng Dân chủ. Người đứng sau cuộc gọi tự động này đã bị phạt 6 triệu USD.

Quan chức bang Colorado Jena Griswold cho biết: “Chúng tôi từng phát hiện nhiều nội dung âm thanh giả mạo. Đây không phải công nghệ tưởng tượng mà có thật”. Theo Chủ nhiệm Hiệp hội Quan chức phụ trách công tác bầu cử tiểu bang quốc gia Mỹ (NASED) Amy Cohen, nội dung âm thanh là điều đáng lo ngại nhất vì rất khó theo dõi và xác minh.

“Ngay cả khi chưa có AI, chính quyền bầu cử đều phải dành hàng giờ truy vết cuộc gọi tự động”, bà Cohen chia sẻ. Việc điều tra hoàn toàn phụ thuộc vào chuyện người nhận cuộc gọi có nghe ra dấu hiệu khả nghi và trình báo hay không.

2024-11-01-165640(1).png
Các cuộc gọi AI giả mạo khiến quan chức bầu cử Mỹ "đau đầu"

Để chuẩn bị đối phó, suốt một năm qua, các quan chức phụ trách công tác bầu cử ở các bang cân nhắc đến nhiều kịch bản. Họ sử dụng một số chiến thuật cũ nhưng hiệu quả.

Tại Colorado, đội ngũ quan chức bầu cử được hướng dẫn cách phản ứng trước cuộc gọi giả mạo nhắm vào mình, mạo danh bà Griswold yêu cầu thay đổi thời gian cho cử tri bỏ phiếu. Griswold khuyến nghị hãy cúp máy rồi gọi đến văn phòng của bà nếu nghi ngờ. Theo nữ quan chức này: “Chúng ta phải rèn luyện bản thân không tin cả mắt lẫn tai của mình”.

Một chiến thuật thường xuất hiện trong tiểu thuyết viết về điệp viên cũng được dùng đến. Đội ngũ quan chức bầu cử thống nhất mật mã bí mật nội bộ nhằm xác minh danh tính lẫn nhau qua điện thoại.

Tại bang Minnesota, chính quyền địa phương cố gắng phát hiện thông tin sai lệch nhanh chóng bằng cách hợp tác với giới truyền thông, đồng thời kêu gọi chức sắc tôn giáo và người có uy tín địa phương giúp sức.

Bang Maine dán tin tức quan trọng khắp các thị trấn và trạm cứu hỏa. Còn bang Illinois vào tháng 8 chạy chiến dịch cảnh báo thông tin sai lệch về bầu cử trên khoảng 37 đài truyền hình và 270 đài phát thanh.

Bài liên quan
'Chuyên gia' thẩm mỹ Mr Lee bị bắt vì xúc phạm người khác
Ngày 18.1, Trương Thanh Tịnh bị Công an TP.Thủ Đức khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của cá nhân.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quan chức bầu cử Mỹ đối phó cuộc gọi AI giả mạo như thế nào?