Đây là nội dung bắt buộc phải làm của một quốc gia tiên tiến, văn minh, để thực hiện quy định này phải thay đổi thói quen, tập quán lạc hậu, cần sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị nên cần có quyết tâm chính trị cao”, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN-MT Quốc hội Phan Xuân Dũng nói.

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt: Để thay đổi cần nỗ lực của cả hệ thống chính trị

12/08/2020, 10:45

Đây là nội dung bắt buộc phải làm của một quốc gia tiên tiến, văn minh, để thực hiện quy định này phải thay đổi thói quen, tập quán lạc hậu, cần sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị nên cần có quyết tâm chính trị cao”, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN-MT Quốc hội Phan Xuân Dũng nói.

Cần quản lý chất thải sinh hoạt tại nguồn - Ảnh: Internet

Cân nhắc việc “coi chất thải là tài nguyên’ để tránh trục lợi

Sáng 12.8, tại phiên họp 47, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban KHCN-MT Phan Xuân Dũng cho biết về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nguyên tắc bảo vệ môi trường, Thường trực Ủy ban KHCN-MT nhận thấy cộng đồng dân cư có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường (BVMT).

Theo đó, việc bổ sung cụm từ “cộng đồng dân cư” trong hoạt động BVMT là cần thiết nhằm phát huy hơn nữa vị trí, vai trò quan trọng của cộng đồng dân cư đối với công tác BVMT. Do đó, đã tiếp thu, bổ sung như tại Điều 1 và Điều 2 của dự thảo Luật. Đồng thời, dự thảo Luật cũng đã quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của cộng đồng dân cư như tại Điều 165.

Về ý kiến đề nghị cần cân nhắc nội dung nguyên tắc “coi chất thải là tài nguyên” để tránh tình trạng các tổ chức, cá nhân lợi dụng nguyên tắc này khi thực hiện các biện pháp thu gom, xử lý chất thải, Thường trực Ủy ban KHCN-MT và Bộ TN-MT cho biết dự thảo Luật đã chỉnh lý, thể hiện rõ hơn nội hàm của việc “coi chất thải là tài nguyên” bằng nguyên tắc “Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu, tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải để khai thác tối đa giá trị tài nguyên của chất thải”.

Về đánh giá tác động môi trường sơ bộ và phân loại dự án đầu tư theo mức độ tác động đến môi trường, một số ý kiến đề nghị rà soát quy định đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường cho phù hợp với Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công.

Thường trực Ủy ban KHCN-MT trình UBTVQH 2 phương án. Phương án 1 (Phương án Chính phủ trình): Tại dự thảo Luật của Chính phủ trình Quốc hội Kỳ họp thứ 9 có bổ sung quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường với những dự án có tác động xấu đến môi trường mới phải thực hiện, trong khi đó Luật BVMT năm 2014 chưa có quy định này.

Phương án 2 (Phương án tiếp thu ý kiến ĐBQH): Như được thể hiện tại Điều 30 “Đánh giá tác động môi trường sơ bộ” của dự thảo Luật là dựa trên cơ sở phân loại dự án đầu tư theo mức độ tác động đến môi trường và quy định chỉ các dự án thuộc nhóm 1 (Nhóm có tác động môi trường ở mức độ cao) mới là đối tượng phải thực hiện.

Phương án này có ưu điểm là có thể áp dụng các tiêu chí môi trường để làm căn cứ xuyên suốt trong việc xác định đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường sơ bộ và các thủ tục môi trường khác. Nếu thực hiện phương án này cũng như Phương án 1 thì phải sửa một số quy định liên quan đối tượng phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường của Luật Đầu tư công để bảo đảm tính thống nhất.

Ý kiến của Thường trực Ủy ban KHCN-MT và Bộ TN-MT nhất trí với phương án 2.

Thường trực Ủy ban KHCN-MT và Bộ TN-MT cũng cho rằng việc xem lại đối tượng phải lập đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là cần thiết và quy định cụ thể hơn về cơ sở vật chất, trình độ, năng lực của tổ chức tư vấn, cũng như điều kiện về trình độ chuyên môn đối với thành viên hội đồng thẩm định ĐTM trong Luật là hết sức cần thiết, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật và chất lượng lập, thẩm định báo cáo ĐTM.

Phân loại chất thải rắn sinh hoạt trước 2025

Về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, có nhiều ý kiến đề nghị cần quy định chặt chẽ việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; rà soát các quy định về kinh phí chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải và quy định cụ thể lộ trình bắt buộc thực hiện tính chi phí phải trả dựa trên khối lượng, chủng loại phát sinh để bảo đảm tính khả thi.

Theo ông Phan Xuân Dũng, vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân từ lúc phát sinh đến việc thu gom, vận chuyển và xử lý là vấn đề bức xúc, cấp thiết đặt ra đối với hầu hết các khu vực đô thị và nông thôn hiện nay. Đây là những nội dung quy định mới, tiến bộ về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong Dự thảo Luật được nhiều ĐBQH ủng hộ, dư luận quan tâm.

Các quy định về phân loại, tính chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng, chủng loại là nhằm khuyến khích phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân, bảo đảm công bằng trong việc chi trả phí thu gom, vận chuyển, xử lý theo hướng phát sinh nhiều thì trả tiền nhiều, không cào bằng, bình quân theo đầu người như hiện nay.

Theo ông Dũng, kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy sẽ cần một thời gian nhất định để các quy định này được áp dụng và vận hành ổn định. Vì vậy cần phải có lộ trình thực hiện phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương, khu vực.

Tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH, dự thảo Luật đã chỉnh lý quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành 3 loại cơ bản và căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định việc phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt khác như tại Điều 76, đồng thời giao Bộ trưởng Bộ TN-MT hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng, chủng loại phát sinh tại khoản 5 Điều 80.

Về lộ trình thực hiện, giao UBND cấp tỉnh ban hành quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân thuộc địa bàn quản lý; quy định giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN); quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên lượng, chủng loại chất thải phát sinh trước ngày 1.1.2025 như tại khoản 6 Điều 80 của dự thảo Luật.

“Đây là nội dung bắt buộc phải làm của một quốc gia tiên tiến, văn minh, để thực hiện quy định này phải thay đổi thói quen, tập quán lạc hậu, cần sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị nên cần có quyết tâm chính trị cao. Do đó Thường trực Ủy ban KHCN-MT xin UBTVQH cho ý kiến chỉ đạo”, ông Phan Xuân Dũng phát biểu.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt: Để thay đổi cần nỗ lực của cả hệ thống chính trị