Bị cô lập do lũ quét, nhiều người dân phải đu cầu treo để đến nơi nhận quà cứu trợ, dù biết là rất nguy hiểm.

Quảng Nam: Đu cầu treo tự chế vượt suối nhận hàng cứu trợ

Thanh Hồng | 02/12/2020, 13:48

Bị cô lập do lũ quét, nhiều người dân phải đu cầu treo để đến nơi nhận quà cứu trợ, dù biết là rất nguy hiểm.

Sau cơn bão số 9 nhiều nơi ở xã Phước Kim (H.Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) bị cô lập do lũ quét, sạt lở.

1(3).jpg
Theo lãnh đạo xã Phước Kim chiếc cầu bê tông bắc qua suối tại tổ Trà Vân A mới hoàn thiện phần trụ đế thì bão, lũ ập tới. Công trình này do Ban quản lý các dự án Đầu tư và Xây dựng H.Phước Sơn làm chủ đầu tư - Ảnh: Thanh Hồng

Tại tổ Trà Vân A (thôn 2, xã Phước Kim) tình trạng cô lập đến nay vẫn chưa thể khắc phục được, người dân phải đu cầu treo tự chế vượt suối để tiếp nhận hàng cứu trợ.

3(1).jpg

Trận lũ quét xuất hiện trong cơn bão số 9 (cuối tháng 10.2020) tại tổ Trà Vân A được cho là khủng khiếp nhất trong 60 năm trở lại đây. Tổ có 68 hộ dân thì có đến 26 hộ bị trôi mất nhà cửa. Rất may cơn lũ xuất hiện vào ban ngày nên bà con kịp thời sơ tán, không gây thiệt hại về người - Ảnh: Thanh Hồng

2(1).jpg

Trước tình trạng bị cô lập, “cầu treo” được các lực lượng địa phương và người dân mắc tạm qua suối, mặc dù ai cũng biết là thiếu an toàn. Trong khi đó đường từ trung tâm xã đến khu vực tổ Trà Vân A cũng mới vừa được thông tuyến, nhiều điểm vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tiếp tục sạt lở - Ảnh: Thanh Hồng

4.jpg 11.jpg Thân cầu chỉ là 1 thanh sắt, phía dưới nước suối luôn chảy xiết và không ai biết nó sẽ bất ngờ dâng lên vào lúc nào - Ảnh: Thanh Hồng

5.jpg

Phần lớn người dân ở tổ Trà Vân A là đồng bào dân tộc Giẻ Triêng, cuộc sống dựa vào nương rẫy nên rất khó khăn. Ông Hồ Văn Suông nghẹn ngào: “Tui mong nhà nước cho tui mấy tấm tôn để lợp lại ngôi nhà, lúc này mưa suốt ngày!” - Ảnh: Thanh Hồng

6.jpg

Nhiều đoàn thiện nguyện đã không quản khó khăn, nguy hiểm đến với bà con tổ Trà Vân A. Nhưng hàng hóa cứu trợ chỉ được tập kết bên này suối. Người lớn chờ nhận hàng cứu trợ, trẻ con thì lạ lẫm, tò mò trước các ổ bánh mì kẹp trứng chiên do những người thiện nguyện mang tới - Ảnh: Thanh Hồng

7.jpg

Ánh mắt trong veo của 1 em bé Giẻ Triêng. Em chưa nhận thức được vì sao có bão, lũ và vì sao có những người lạ lẫm từ đâu đó bỗng dưng xuất hiện rồi rời đi, sau khi trao hàng hóa cứu trợ - Ảnh: Thanh Hồng

8.jpg

Hai người đàn ông ở tổ Trà Vân A đại diện gia đình đi nhận hàng cứu trợ, lội qua đoạn suối cạn để trở về nhà - Ảnh: Thanh Hồng

9.jpg

Do tình trạng bị cô lập không biết còn kéo dài đến bao lâu, hiện tại người dân tổ Trà Vân A chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ (lương thực, quần áo) từ chính quyền và các đoàn thiện nguyện - Ảnh: Thanh Hồng

10.jpg

Bị cô lập, người dân tổ Trà Vân A lo lắng trẻ em sẽ gặp nhiều khó khăn khi đến trường; nguồn nước sinh hoạt (tất cả đều dựa vào dòng suối) cũng có dấu hiệu bị ô nhiễm, vẩn đục - Ảnh: Thanh Hồng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quảng Nam: Đu cầu treo tự chế vượt suối nhận hàng cứu trợ