Sáng nay 10.11, Quốc hội đã thông qua việc bố trí 5.000 tỉ đồng đầu tư giải phóng mặt bằng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; bố trí 80.000 tỉ đồng cho các dự án quan trọng quốc gia.

Quốc hội đồng ý chi 5.000 tỉ đồng để giải phóng mặt bằng dự án sân bay Long Thành

Trí Lâm | 10/11/2016, 14:06

Sáng nay 10.11, Quốc hội đã thông qua việc bố trí 5.000 tỉ đồng đầu tư giải phóng mặt bằng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; bố trí 80.000 tỉ đồng cho các dự án quan trọng quốc gia.

Trong phiên làm việc sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 với 444/454 đại biểu có mặt tại hội trường tham gia biểu quyết, bằng 89,88% tổng số đại biểu quốc hội.

Theo nội dung nghị quyết đã được Quốc hội thông qua, tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 tối đa là 2 triệu tỉ đồng, bao gồm: Vốn ngân sách trung ương là 1,1 triệu tỉ đồng, gồm vốn nước ngoài 300.000 tỉ đồng, vốn trong nước 820.000 tỉ đồng, trong đó phát hành 260.000 tỉ đồng vốn trái phiếu chính phủ (kể cả60.000 tỉ đồng vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2014-2016 chuyển sang), tiền bán vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp là 250.000 tỉ đồng; Vốn cân đối ngân sách địa phương là 880.000 tỉ đồng.

Trong kế hoạch ngân sách, có 72.817 tỉ đồng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 được bố trí để thực hiện 2 chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 43.119 tỉ đồng và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 29.698 tỉ đồng.

Đáng chú ý, Quốc hội cũng thông qua việcbố trí 5.000 tỉ đồng để đầu tư giải phóng mặt bằng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; bố trí 80.000 tỉ đồng cho các dự án quan trọng quốc gia.

Cùng với đó, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư và mức vốn kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 cụ thể cho từng dự án quan trọng quốc gia sau khi Chính phủ hoàn thiện hồ sơ, trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư các dự án này theo quy định của Luật Đầu tư công.

Nguyên tắc phân bổ kế hoạch vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 cũng được nghị quyết nêu rõ: Việc phân bổ vốn phải phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực, vùng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Việcphân bổ vốn ngân sách nhà nướcđược thực hiện theo thứ tự ưu tiên. Đầu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi các khoản ứng trước; không bố trí vốn ngân sách nhà nước để thanh toán các khoản nợ đọng phát sinh sau ngày 31.12. 2014.

Tiếp đến là bố trí vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức hợp tác công tư (PPP) và các dự án chuyển tiếp hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020. Sau đó là xem xét đến các dự án khởi công mới.

Quốc hội cũng yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đầu tư công; xử lý nghiêm cá nhân, tập thể vi phạm pháp luật về đầu tư công đã được Quốc hội, Chính phủ và các cấp có thẩm quyền quyết định. Kiểm soát chặt chẽ mục tiêu, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư, bảo đảm công khai, minh bạch trong việc huy động, quản lý, sử dụng vốn vay

Cùng với đó, người đứng đầu Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cũng được giao phải bảo đảm chất lượng lập báo cáo đề xuất, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án để khắc phục triệt để tình trạng chuẩn bị dự án sơ sài, không bảo đảm quy định của pháp luật, quyết định chủ trương đầu tư dàn trải, không hiệu quả, phê duyệt tổng mức đầu tư thiếu chính xác.

Hoàng Long
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quốc hội đồng ý chi 5.000 tỉ đồng để giải phóng mặt bằng dự án sân bay Long Thành