Trong phần trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 15.11, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã thừa nhận, thực tế không chỉ có 5 dự án này mà còn một số dự án khác còn tiềm ẩn những vướng mắc nếu không được tháo gỡ kịp thời sẽ kém hiệu quả, gây ra nguy cơ mất vốn đầu tư từ nguồn lực của nhà nước cũng như nguồn lực của xã hội.

'Rất chua xót nếu phải báo cáo thêm các dự án có nguy cơ thua lỗ'

Trí Lâm | 16/11/2016, 19:42

Trong phần trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 15.11, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã thừa nhận, thực tế không chỉ có 5 dự án này mà còn một số dự án khác còn tiềm ẩn những vướng mắc nếu không được tháo gỡ kịp thời sẽ kém hiệu quả, gây ra nguy cơ mất vốn đầu tư từ nguồn lực của nhà nước cũng như nguồn lực của xã hội.

Nhiều đại biểu quốc hội nêu câu hỏi, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương công khai các dự án tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ.Bộ trưởng chia sẻ rằng, nếu phải báo cáo thêm về các dự án này thì rất “chua xót”. Tuy nhiên, bao nhiêu dự án, ở ngành nào, ở đâu, trách nhiệm thế nào và mức độ ra sao thì Bộ trưởng Trần Tuấn Anh xin Quốc hội cho thời gian để báo cáo trong kỳ họp sau, sau khi có được đánh giá kỹlưỡng nhất.

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánhcho rằng, cần nhanh chóng có đánh giá toàn diện đối với các dự án có nguy cơ thua lỗ, mất vốn. Đánh giá kỹcác các dự án đã triển khai, đang triển khai hay chuẩn bị triển khai.

Theo ông Ánh, để xảy ra tình trạng lãng phí, thất thoát, thua lỗ trong nhiều dự án đầu tư thì ngay từ khâu quyết định đầu tư đã có vấn đề. Sau đó khâu quản lý đầu tư và quản lý dự án sau hoàn thành cũng đều chưa tốt.

Vị chuyên gia này cho hay, xét về quy trình đầu tư thì theo chiếu theo Luật Đầu tư, Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước thì nó khá là chặt chẽ, tuy nhiên, quá trình thực hiện có vấn đề thì cần phải xem lại quá trình thực hiện, làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan.

Ông Ánh bày tỏ, phải nêu rõ trách nhiệm thuộc về ai, kể cả sau này khi dự án có vấn đề thì trách nhiệm của người quyết định dự án và thực hiện dự án đều phải nêu rõ ràng và xử lý.

“Mỗi một dự án đầu tư đều có người chịu trách nhiệm cụ thể. Quy trách nhiệm tập thể nhưng phải gắn với trách nhiệm cá nhân. Nếu sai lầm do chủ quan thì ai gây ra phải có trách nhiệm đến cùng với dự án đó, kể cả khi về hưu chứ không phải hạ cánh an toàn là thôi” – ông Ánh nói.

Nói với Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng cần phải đánh giá toàn diện đối với tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư công, đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước và đặc biệt, cần nhanh chóng đánh giá và công bố các dự án tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ, báo cáo cụ thể.

Chuyên gia này cũng đề nghị cần phải có hình thức xử lý nghiêm khắc đối với những cá nhân gây ra hậu quả, những người có trách nhiệm trong việc đưa ra chủ trương đầu tư, vận hành cũng phải chịu trách nhiệm, không thể quy trách nhiệm một cách chung chung như phê bình, cảnh cáo, rút kinh nghiệm...

“Nếu không xử lý nghiêm thì sẽ gây ra một tiền lệ rất xấu là các doanh nghiệp cứ việc thua lỗ cho cái chung trong khi cá nhân vẫn giàu có như thường” – bà Phạm Chi Lan nói.

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, phải rạch ròi và làm rõ hơn nữa trong công tác về quản lý các nguồn lực đầu tư của nhà nước, không chỉ đầu tư công mà còn đầu tư của các DNNN. Đặc biệt phải làm rõ vai trò của DNNN cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khác tham gia trong các dự ánphát triển về thị trường và phát triển sản xuất gắn với thị trường.

Nhìn nhận trách nhiệm của Bộ Công Thương trong vấn đề này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết qua những dự án này đã bộc lộ sự khiếm khuyết và lỗ hổng trong quản lý nhà nước, đặc biệt cả về khung pháp lý cũng nhưvề mặt thể chế và vai trò, trách nhiệm của các bộ quản lý.

Bên cạnh đó, giữa các bộ chủ quản, các bộ quản lý về đồng vốn và hiệu quả vốn của nhà nước cũng như các bộ quản lý về các quy trình, thủ tục đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước và đầu tư của xã hội nói chung. Vì vậy, rất cần phải làm rõ cơ quan quản lý nhà nước đối với các phần vốn trong doanh nghiệp nhà nước thời gian tới.

Bộ trưởng BộCông Thương cũng cho rằng cần phải xem xét lại việc chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật nhà nước, nhất là trong khâu chất lượng của các dự án đầu tư. Trong đó từ khâu chiến lược, quy hoạch cho đến các chủ trương đầu tư và các nội dung cụ thể của đầu tư.

Cùng với đó là làm rõ trách nhiệm của các cấp quản lý của nhà nước cũng như của chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp, không loại trừ những hành động có sự cố ý vi phạm pháp luật của nhà nước trong quản trị cũng như điều hành các hoạt động đầu tư tại DNNN.

Hoàng Long
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
33 phút trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Rất chua xót nếu phải báo cáo thêm các dự án có nguy cơ thua lỗ'