Một buổi triển lãm xoay quanh chuyện những người phụ nữ thời đại Victoria bị ép buộc phải từ bỏ đứa con của họ khiến người xem không thể kìm nước mắt.

Rơi lệ trước triển lãm về những phụ nữ có con ngoài giá thú

Một Thế Giới | 19/10/2015, 07:27

Một buổi triển lãm xoay quanh chuyện những người phụ nữ thời đại Victoria bị ép buộc phải từ bỏ đứa con của họ khiến người xem không thể kìm nước mắt.

Những câu chuyện dài, buồn về những đứa trẻ bị buộc phải chia cách với mẹ của chúng được giới thiệu tại Bảo tàng Foundling, London, Anh. Buổi triển lãm được tổ chức sau khi người ta khám phá ra khu vực bệnh viện Foundling cũ, nơi từng là một trại trẻ mồ côi đã đóng cửa vào những năm 50.
Bệnh viện Foundling này được thành lập vào năm 1741 bởi thuyền trưởng Thomas Coram, nhận hỗ trợ về tài chính của nhà soạn nhạc Handel. Lý do bệnh viện nhận hết những đứa trẻ từ sơ sinh đến một tuổi về nuôi vẫn chưa tìm ra, nhưng nó hoạt động như những trại tế bần.

Trien lam “Fallen Woman, phu nu, co con ngoai gia thu
 Bức tranh vẽ một người mẹ đau khổ giao đứa con của mình cho một viện mồ côi ở Paris của tác giả Henry Nelson Oneil.

Tiểu thuyết Oliver Twist nổi tiếng của nhà văn Charles Dickens miêu tả rất rõ về các trại tế bần và đạo đức xã hội thời bấy giờ. Ông ngán ngẩm việc nhìn thấy những đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi đã chết hay còn sống thoi thóp như chú mèo con trên đường phố London.

Cuộc triển lãm có tên “The Fallen Woman” tại Bảo tàng Foundling là những câu chuyện bằng hình ảnh về những đứa trẻ bị bỏ rơi như thế và những bà mẹ không có chồng trong thời đại Victoria phải từ bỏ những đứa con của mình vì quá yếu đuối và không thể đương đầu với những phán xét đạo đức của thời đại.

Vào thời đại đó, một người phụ nữ có con ngoài giá thú là một kẻ ngoài lề xã hội. Việc có một đứa con hoang được xem là điều vô cùng nhục nhã và rất khó để cho các bà mẹ có thể nuôi con một mình bởi tiền lương ở hầu hết các gia đình đều do những người đàn ông nắm giữ. Đó là hệ tư tưởng đã ăn sâu vào xã hội.

Nhiều phụ nữ đã bị hãm hiếp hoặc bị bỏ rơi bởi những gã sở khanh. Trong những bức thư “đẫm nước mắt” trưng bày tại Bảo tàng Foundling từ những người phụ nữ có con ngoài giá thú muốn gửi cho bệnh viện nuôi nấng giúp, người xem có thể thấy đa phần các lý do đưa ra thường là cưỡng hiếp hay bị lừa tình. Những người phụ nữ này tin rằng mình sẽ sớm được kết hôn nhưng kết cục luôn là người đàn ông biến mất.

Đối với những người phụ nữ đó, từ bỏ đứa con là cơ hội duy nhất để họ giữ được một công việc hay chỗ ở.

Trong các mẫu yêu cầu nhận nuôi từ bệnh viện phát cho những bà mẹ phải từ bỏ đứa con của mình và giao cho bệnh viện nuôi phải ghi rõ chi tiết mối quan hệ họ (ở đâu, khi nào, với ai, bao nhiêu lần?). Nhiều phụ nữ không biết chữ phải nhờ người khác điền giúp cho họ.
Trien lam “Fallen Woman, phu nu, co con ngoai gia thu
 Bức tranh với tựa đề “The Lost Path” của tác giả Frederick Walker.
Nếu đứa trẻ nào là "đối tượng phù hợp" để cho nhận nuôi, đứa bé sẽ được đặt một cái tên mới và gửi đến cha mẹ nuôi trong 5 năm. Vào ngày sinh nhật lần thứ năm của đứa trẻ, cha mẹ nuôi phải gửi lại đứa trẻ vào viện mồ côi để nhận sự giáo dục cần thiết được thiết kế riêng.

Các bà mẹ có thể viết thư để hỏi về tình hình con cái của họ, nhưng tuyệt đối không thể đến thăm chúng. Đó là những danh sách đầy ảm đạm về những đứa trẻ bị bỏ rơi và những bà mẹ thương con hết mực nhưng đành phải từ bỏ con.

Triển lãm “The Fallen Woman” đang diễn ra tại bảo tàng Foundling, London cho đến ngày 3.1.2016.

Minh Khánh (theo Telegraph)/Dân Việt
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tiếp tục phổ biến câu chuyện về ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy kinh tế số nông thôn
1 giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong quý 2.2024, Bộ TT-TT sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các câu chuyện về ứng dụng công nghệ số nhằm thúc đẩy, phát triển kinh tế số, xã hội số tại các vùng nông thôn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Rơi lệ trước triển lãm về những phụ nữ có con ngoài giá thú