Khi tới phòng khám kiểm tra và được chẩn đoán rối loạn mỡ máu, không ít bệnh nhân bất ngờ: “tôi gầy thế này, tôi “đoạn tuyệt” với đồ ăn nhiều dầu mỡ lâu rồi mà sao vẫn cứ bị rối loạn mỡ máu?”
Đấy là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng mỡ trong máu bị rối loạn mà không biết nguyên nhân do đâu.
Người gầy, ăn ít chất béo vẫn bị rối loạn mỡ máu
Chị Dương Thị Hải Yến (34 tuổi, Hà Nội) bàng hoàng khi ra khỏi phòng khám: “Bấy lâu nay tôi “từ mặt” mấy loại thức ăn nhiều dầu mỡ rồi, vì tôi sợ béo lắm. Ấy vậy mà kết quả khám sức khỏe định kỳ vừa rồi, riêng chỉ số cholesterol toàn phần của tôi lên tận 6.7. Tôi đã đề nghị bác sĩ kiểm tra lại mà đo mấy lần vẫn ra một kết quả.”
Trường hợp khác, anh Phan Quốc Nam (40 tuổi, Nghệ An) vốn nổi tiếng với biệt danh “ròm” ở công ty. Thế nhưng, lần anh đi khám gần đây vì thường xuyên đau ngực, anh được kết luận bị rối loạn mỡ máu do chỉ số LDL cao và HDL thấp hơn bình thường rất nhiều.Nguyên nhân ban đầu được xác định là do chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, ngọt và thường xuyên bia rượu, trong khi anh lại rất hạn chế vận động hay chơi thể thao do tính chất công việc “bám” bàn giấy cả ngày.
Qua khảo sát của Trung tâm dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh, cứ 3 người trưởng thành có thân hình chuẩn, thậm chí gầy ốm thì có đến 2 người bị rối loạn mỡ máu.
Theo PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, Giảng viên ĐHYD, Chủ tịch Hội tĩnh mạch học TPHCM, gầy ốm và mỡ trong máu là hai thông số hoàn toàn khác và độc lập với nhau. Thông thường, tỉ lệ người bị béo phì bị rối loạn mỡ máu rất cao nhưng cũng không có nghĩa bệnh lý này “miễn nhiễm” với người gầy hay những người ít tiếp xúc với dầu mỡ.
80% rối loạn mỡ máu do nội sinh
PGS Hoài Nam cho biết, cholesterol cao là chỉ số đặc trưng của bệnh rối loạn mỡ máu. Lượng cholesterol trong cơ thể được tạo ra từ 2 nguồn:ngoại sinh (20%) và cơ thể tự tổng hợp (80%). Chính vì thế, không có gì làm lạ khi người gầy, người ít khi “kết bạn” với dầu mỡ, hay cả người có chế độ sinh hoạt lành mạnh vẫn hoàn toàn có thể bị rối loạn mỡ máu.
Nói là 80% do nội sinh, nhưng chớ coi thường 20% ngoại sinh còn lại. Những yếu tố như chế độ ăn uống giàu chất béo, nhiều chất có gas, đồ ngọt, lạm dụng bia rượu, hút thuốc lá, lười vận động, cơ thể thường xuyên căng thẳng… cũng sẽ là những “nấc thang” dẫn đến rối loạn mỡ máu sớm.
Khi bị rối loạn mỡ máu, hoạt động của các thụ thể Receptor tế bào bị yếu đi đáng kể, cộng theo đó là sự suy giảm của các lipoprotein lipaste khiến cho LDL (cholesterol xấu) không được hấp thu, trở thành dư thừa, lắng đọng trên thành mạch, gây các mảng xơ vữa. Lâu ngày, các mảng xơ vữa tích tụ ngày càng dày, gây tắc nghẽn hoặc vỡ các mạch máu nuôi cơ thể. Đây là điều kiện dễ dàng để gây nên các bệnh lý nguy hiểm, những “kẻ giết người thầm lặng” như tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh lý tim mạch khác.
MMỡ máu cao – phải làm sao?
Khi nói đến Rối loạn mỡ máu, các chuyên gia đều nhấn mạnh nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nếu có dấu hiệu bị rối loạn mỡ máu, bệnh nhân cần thực hiện đồng bộ các phương pháp sau để đạt được hiệu quả khả quan nhất:
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện và tinh chiết thành công GDL-5 có nguồn gốc từ policosanol thiên nhiên, giúp cơ thể tự điều hòa cholesterol bằng cơ chế hoạt hóa receptor tế bào, thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol một cách tự nhiên. Qua đó, GDL-5 làm giảm đáng kể số lượng LDL, đồng thời tăng số lượng HDL trong máu nên giúp kiểm soát mỡ máu an toàn và ổn định huyết áp.
GDL-5 cũng đã được nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ trên 30.000 bệnh nhân có mỡ máu bị rối loạn cho thấy hiệu quả trong việc kiểm soát tốt nồng độ Cholesterol toàn phần và điều hòa các thành phần mỡ máu trong cơ thể, giúp phòng ngừa các bệnh tim mạch và các biến chứng nguy hiểm từ rối loạn mỡ máu.
Xem video về cơ chế tác động của tinh chất GDL-5 giúp điều hòa mỡ máu, kiểm soát tăng huyết áp & các bệnh tim mạch:
Bình Minh