Thời gian qua Việt Nam đã có sự dịch chuyển trong cơ cấu nhập khẩu gỗ, chuyển từ các loại gỗ có giá trị cao (gỗ quý, có nguồn gốc tự nhiên) sang các loại gỗ phổ biến, có nguồn gốc từ rừng trồng, giá trị thấp hơn.

Rừng cạn kiệt, công nghiệp gỗ chuyển hướng phát triển

tuyetnhung | 05/10/2016, 05:44

Thời gian qua Việt Nam đã có sự dịch chuyển trong cơ cấu nhập khẩu gỗ, chuyển từ các loại gỗ có giá trị cao (gỗ quý, có nguồn gốc tự nhiên) sang các loại gỗ phổ biến, có nguồn gốc từ rừng trồng, giá trị thấp hơn.

Theo thông tin được đưa ra tại hội thảo “Ngành công nghiệp chế biến gỗ: Mở rộng cơ hội xuất khẩu” diễn ra ngày 4.10 tại Hà Nội, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 160-170 loại gỗ nguyên liệu, trong đó có 20-30 loại có số lượng nhập khẩu trên 10.000m3/loại/năm.

Theo TS Tô Xuân Phúc - chuyên gia nghiên cứu tạiTổ chức Forest Trends, thời gian quaViệt Namđã có sự dịch chuyển trong cơ cấu nhập khẩu gỗ, chuyển từ các loại gỗ có giá trị cao gồm các loại gỗ quý, có nguồn gốc tự nhiên sang các loại gỗ phổ biến, có nguồn gốc từ rừng trồng, có giá trị thấp hơn.

Nguyên nhân của sự chuyển dịch này làbắt nguồn từ sự cạn kiệt dần nguồn nguyên liệu gỗ quý, sự giảm nhu cầu tiêu thụ các loại gỗ này, đặc biệt phải kể đến sự sụt giảm của thị trường Trung Quốc. Các doanh nghiệp nhập khẩu cũng chuyển hướng đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, nhu cầu sử dụng các loại gỗ có giá trị thấp hơn được nhập khẩu dành cho thị trường nội địa vì thế cũng gia tăng theo.

Bên cạnh đó, nguồn rừng trồng trong nước cũng đang từng bước đáp ứng được nhu cầu cho các doanh nghiệp, thay thế một phần nguyên liệu nhập khẩu. Ngoài ra, xu hướng dùng ván nhân tạo thay thế cho nguồn gỗ nhiệt đới nhập khẩu, có nguồn gốc tự nhiên, cũng là nguyên nhân khiến giá trị kim ngạch nhập khẩu gỗ giảm.

"Trong bối cảnh hội nhập, khi ngành gỗ Việt Nam là một bộ phận trong chuỗi cung gỗ quốc tế, thì việcphải bắt buộc tuân thủ luật chơi quốc tế là rất quan trọng. Mà trong đóyếu tố minh bạch, tính hợp pháp về nguồn gốc, xuất xứ, yêu cầu những chứng nhận pháp lý về nguồn gốc gỗ nguyên liệu chínhlà đòi hỏi của các thị trường lớn như Mỹ, EU. Theo đó,việc chuyển dịch cơ cấu này là một tín hiệu tương đối tốt, tạo nhiều cơ hội xuất khẩu gỗ trong tương lai", TS Phúc nhận định.

Đẩy mạnh xuất khẩu

Theo ông Tô Xuân Phúc, hiện nay Mỹ là thị trường nhập khẩu gỗ cao nhất của Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng rất cao, khoảng 10%/năm. Trong 7 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ gỗ của Việt Nam vào Mỹ đạt 1,4 tỉ USD, chiếm trên 50% trong tổng kim ngạch của cả năm 2015.

Đứng thứ 2 là thị trường Nhật Bản, thị trường này có tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhưng lại bền vững hơn thị trường Mỹ. Các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản rất ổn định. Đây được xem là tín hiệu tích cực cho việc xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Tiếp đến là Hàn Quốc - một thị trường rất quan trọng cho sản phẩm dăm gỗ của Việt Nam.

Đánh giá về triển vọng xuất khẩu gỗ thời gian tới, các chuyên gia có mặt tại hội thảo cho rằng3 thị trường Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ là những thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu, nâng cao vị thế mặt hàng gỗ của Việt Nam trên thế giới. Các hiệp định thương mại tự do được ký kết sẽ là động lực rộng mở cho các mặt hàng đồ gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam vào các thị trường này.

Cũng theo các chuyên gia, vấn đề hiện nay mà các doanh nghiệp cần phải lưu ý trong việc xuất khẩu là việc sử dụng gỗ có nguồn gốc rõ ràng, đặc biệt là các loại gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, khu vực rừng nhiệt đới…

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Rừng cạn kiệt, công nghiệp gỗ chuyển hướng phát triển