Ông Nguyễn Trung Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho rằng rừng ngập mặn vùng ĐBSCL là hệ sinh thái rất đa dạng về động vật, thực vật. Tuy nhiên, rừng ngập mặn trong vùng đang bị nguy cơ, thách thức từ biến đổi khí hậu và nhiều tác động mạnh mẽ của con người.

Rừng ngập mặn - Bài 2: Những thách thức với rừng ngập mặn vùng ĐBSCL

Văn Kim Khanh | 03/10/2023, 07:00

Ông Nguyễn Trung Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho rằng rừng ngập mặn vùng ĐBSCL là hệ sinh thái rất đa dạng về động vật, thực vật. Tuy nhiên, rừng ngập mặn trong vùng đang bị nguy cơ, thách thức từ biến đổi khí hậu và nhiều tác động mạnh mẽ của con người.

Rừng ngập mặn - Bài 1: Diện tích giảm mạnh, không chỉ ở VN

Rừng ngập mặn (RNM) vùng ĐBSCL là một hệ sinh thái đặc trưng vùng ven biển Việt Nam. Đây là hệ sinh thái chuyển tiếp giữa môi trường nước ngọt và môi trường biển. RNM có vai trò đặc biệt quan trọng về phòng hộ đê biển, chống xói lở, cố định đất ven biển, ven sông, hạn chế gió bão, sóng biển, triều cường và góp phần điều hòa khí hậu.

Về kinh tế, RNM có giá trị rất lớn, cung cấp gỗ và các lâm sản khác, là nguồn lợi thủy sản, nơi giải trí, du lịch sinh thái. 

rnm-20.jpg
Rừng ngập mặn góp phần bảo vệ bờ biển vùng ĐBSCL - Ảnh: Tư liệu internet

Kết quả điều tra khảo sát năm 2018 của Bộ NN-PTNT cho thấy: Khu vực ĐBSCL có diện tích RNM 73.372ha, chiếm 50,5% diện tích RNM cả nước. Tại đây, trạng thái là rừng tự nhiên và rừng trồng nhiều năm qua ở các vùng cửa sông ven biển, bãi bồi đất ngập mặn, những nơi ngập triều trung bình, thể nền từ bùn đến sét, độ lún từ 20 - 40cm.

Các loài cây được trồng chủ yếu gồm: Đước đôi (rhizophora apiculata), mắm biển (avicennia marina), bần chua (sonneratia caseolaris), dừa nước (nypa fruticans) và mắm đen (avicennia officinalis)… Thực trạng xói lở, bồi tụ, suy giảm rừng ngập mặn diễn ra phức tạp tại khu vực ĐBSCL này.

rnm-15.jpg
Trồng rừng ngập mặn ở ĐBSCL -  Ảnh: Tư liệu internet

TS Phạm Quang Tú (Ban Thư ký Quỹ JIFF) cho biết RNM tại Việt Nam được đánh giá là một trong những hệ sinh thái RNM đẹp và có giá trị nhất Đông Nam Á. Hiện RNM là môi trường sống cho nhiều loài động-thực vật, bảo vệ sự đa dạng sinh học, đồng thời điều hòa khí hậu, ngăn chặn xói mòn, chắn sóng, chắn gió và có chức năng lắng đọng trầm tích mở rộng đất.

Ngày 27.9.2017, Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà (lúc đó) đã có báo về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo đó, ĐBSCL đang chịu 3 nhóm thách thức lớn, trong đó diện tích RNM đã giảm đến 80% trong 50 năm qua, trong khi canh tác nông nghiệp tăng thêm khiến cho đất không có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi của đất.

Nhóm thách thức thứ nhất: Việc khai thác quá mức nước ngầm làm mặt đất sụt lún cùng với nước biển dâng làm tăng nguy cơ ngập lụt. Sự phát triển, bố trí các khu dân cư chưa hợp lý, cùng với khai thác bùn, cát và thiếu hụt lượng phù sa, bùn cát bổ sung dẫn đến sạt lở.

ml-5.jpg
Trồng rừng ngập mặn ven biển Bạc Liêu - Ảnh: TL

Nhóm thách thức thứ hai: Hệ sinh thái mất cân bằng, môi trường ô nhiễm, đa dạng sinh học suy giảm. Quản lý nhà nước thừa chồng chéo nhưng thiếu phối hợp. Thiếu các cơ chế và quy hoạch tiếp cận theo vùng. Những thách thức mang tính khu vực là nhu cầu khai thác, sử dụng nước ở thượng nguồn gia tăng mạnh, làm giảm dòng chảy mùa kiệt, giảm lượng phù sa. Lũ nhỏ cùng với triều cường nước biển dâng làm xâm nhập mặn sâu hơn vào nội vùng ĐBSCL. Hiện tượng suy giảm nguồn lợi thủy sản, tác động tiêu cực đến thủy sinh và đa dạng sinh học của vùng.

Nhóm thách thức thứ 3: Là nhóm thách thức mang tính toàn cầu do biến đổi khí hậu. Đó là tác động nước biển dâng, hạn hán gia tăng trong khi khả năng chống chịu của đồng bằng còn thấp. Tác động rủi ro do thiên tai, các hiện tượng khí hậu cực đoan (mưa, bão, giông tố, lốc xoáy...) ngày càng khó lường.

rnm-13.jpg
TS Trần Thị Ngọc Bích - Phó viện trưởng Viện Khoa học - Công nghệ - Môi trường (Trường đại học Trà Vinh) trình bày tham luận - Ảnh: Văn Kim Khanh

TS Trần Thị Ngọc Bích - Phó viện trưởng Viện Khoa học - Công nghệ - Môi trường (Trường đại học Trà Vinh) cho rằng: "RNM của ĐBSCL đang trải qua một thời kỳ đầy khó khăn, thách thức. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sự khai thác quá mức của con người vì mục đích kinh tế… những nguyên nhân đó đang làm suy giảm nghiêm trọng diện tích RNM. Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước rất quan tâm từ chính sách đến đầu tư bảo vệ để phục hồi và phát triển RNM, đó là điểm thuận lợi. Ngoài ra, quốc tế, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam, các viện, trường đại học cũng đã hợp tác chặt chẽ trong việc bảo vệ và phát triển RNM vùng ĐBSCL".

Bài liên quan
Rừng ngập mặn - Bài 1: Diện tích giảm mạnh, không chỉ ở VN
TS Trần Thị Ngọc Bích, Phó Viện trưởng Viện Khoa học - Công nghệ - Môi trường - (Trường đại học Trà Vinh) cho rằng “Rừng ngập mặn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Tuy nhiên, vì nhiều lý do diện tích rừng ngập mặn trên thế giới đang giảm mạnh”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Rừng ngập mặn - Bài 2: Những thách thức với rừng ngập mặn vùng ĐBSCL