Trong khi ngành giao thông, chính quyền TP.HCM đang ngày ngày phải căng mình giải quyết bài toán ùn tắc giao thông thì ngành xây dựng, quy hoạch lại đang cấp phép cho hàng loạt dự án bất động sản quy mô lớn đổ bộ vào các khu vực thường xuyên là “điểm đen” của ùn tắc.

Sài Gòn nghẹt thở vì cao ốc - Bài 1: Trung tâm 'thất thủ'

Phan Diệu | 19/09/2017, 06:00

Trong khi ngành giao thông, chính quyền TP.HCM đang ngày ngày phải căng mình giải quyết bài toán ùn tắc giao thông thì ngành xây dựng, quy hoạch lại đang cấp phép cho hàng loạt dự án bất động sản quy mô lớn đổ bộ vào các khu vực thường xuyên là “điểm đen” của ùn tắc.

Sân bay không còn chỗ để... thở

Hàng chục dự án bất động sản quy mô hàng ngàn căn hộ nằm trên các tuyến đường chỉ cách vài phút đến sân bay Tân Sơn Nhấtđang khiến hạ tầng giao thông khu vực này ngày càng quá tải.

Tại khu vực xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất, trên các tuyến kết nối vào sân bay như đường Hoàng Minh Giám, Hồng Hà và Phổ Quang, hàng loạt dự án cao ốc, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê với số lượng cả mấy ngàn căn hộ đang “mọc lên như nấm sau mưa”. Tại Phổ Quang, Hồng Hà (quận Tân Bình, Phú Nhuận, TP.HCM), hai tuyến đến sân bay Tân Sơn Nhất chỉ 5 phút bằng xe máy, đang gánh 7 dự án bất động sản quy mô lớn.

Nếu tính trong bán kính 3 km xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất, có ít nhất vài chục dự án bất động sản quy mô lớn đã được đưa vào sử dụng và đang xây dựng trong vòng vài năm trở lại đây. Ước tínhsẽ có khoảng gần 10.000 hộ dân di dời về khu vực này sinh sống.

Sân bay Tân Sơn Nhất thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông

Theo đại diện Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến ùn tắc thường xuyên trên các tuyến đường vào sân bay. Với tần suất bay cao tại các khung giờ cao điểm trùng với giờ tan sở thì hầu hết tuyến đường quanh sân bay đều rất đông xe. Đặc biệt, vào giờ cao điểm mà xảy ra mưa thì kẹt xe trầm trọng và tắc nghẽn giao thông đến tận nhà ga hành khách.

Cao ốc “bao vây” trung tâm

Ở trung tâm thành phố, ngay tại giao lộ Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Lợi đã có 2 tòa nhà và trung tâm thương mại là Saigon Center và Sài Gòn Square. Giao lộ nằm giữa hai tòa nhà này thường xuyên là điểm nóng dẫn tới ùn tắc giao thông…

Tuyến Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh chỉ dài 3,2 km, rộng khoảng 30m cho 6 làn xe, nối từ Tôn Đức Thắng quận 1 đến Điện Biên Phủ cũng đang phải oằn lưng gánh hàng loạt dự án với hàng chục ngàn căn hộ.

Với vị trí đắc địa, sát bên quận 1 nên gần chục khu chung cư đua nhau dựng lên san sát trên tuyến đường này. Tính trung bình, cứ 500m lại có một dự án bất động sản mọc lên ở đường Nguyễn Hữu Cảnh. Đáng chú ý, số lượng căn hộ ở mỗi dự án tại đường Nguyễn Hữu Cảnh quá lớn. Ở đây, nếu tính trung bình mỗi căn hộ có 3 cư dân ở thì chỉ riêng 6 dự án bất động sản đã có 60.000 dân sinh sống. Chưa kể khách sạn, trường học, trung tâm thương mại, biệt thự, bệnh viện... phục vụ cho những dự án này.

Số lượng căn hộ ở các cao ốc tại đường Nguyễn Hữu Cảnh rất lớn

Điều này khiến hạ tầng kỹ thuật đường Nguyễn Hữu Cảnh quá tải. Trong khi đó, trên thực tế, Nguyễn Hữu Cảnh là con đường bị ngập nặng nhất của TP.HCM mỗi khi trời mưa và kẹt xe.

Hay tại quận 4, dọc tuyến từ cầu Khánh Hội đến cầu Nguyễn Văn Cừ, hàng loạt dự án cao ốc mọc lên san sát từ thời điểm kênh Tàu Hũ - Bến Nghé được chỉnh trang. Tại Bến Vân Đồn, chỉ khoảng 3 km dọc con kênh đã có hơn chục dự án cao ốc, tạo áp lực lên giao thông, hạ tầng.

Nhiều dự án đã và đang xây dựng tại Bến Vân Đồn, quận 4 khiến con đường này ngày càng quá tải

Ngoài những khu vực trên, một loạt tuyến đường như Hoàng Văn Thụ, đường 3/2, Cộng Hòa...cũng dày đặc cao ốc ở ven đường. Không ít trong số đó vốn nổi tiếng là điểm trũng mỗi khi triều cường và là điểm đen về ùn tắc giao thông.

Đáng chú ýmới đây, UBND TP.HCM đã duyệt phương án thiết kế trung tâm hành chính mới nằm ngay trục đường Lê Thánh Tôn - Pasteur - Lý Tự Trọng - Đồng Khởi ở quận 1. Ngay sau khi đón nhận thông tin này, nhiều người cho rằng việc trụ sở này đặt ngay tại trung tâm thành phố sẽ gây ra ách tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng, kể cả khi có metro. Bởi lẽ, trung tâm này sẽ đón nhận khoảng 1.700 viên chức về làm việc, chưa kể lượng người dân đến liên hệ.

​Khu vực trung tâm thành phố vốn đã “đất chật người đông”, nhưng nayphải gánh thêm những dự án nhà cao tầng, trung tâm thương mại, công trình đông người càng dẫn đến tình trạng tệ hơn cho giao thông đô thị.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sài Gòn nghẹt thở vì cao ốc - Bài 1: Trung tâm 'thất thủ'