Theo cơ quan chức năng, các kẻ lừa đảo đang sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để thu hút nạn nhân, từ việc đăng tải thông tin giả mạo về lịch ghi hình đến các chiêu trò đặt cọc với giá hấp dẫn.
Khoa học - công nghệ

‘Săn’ vé Táo quân 2025 trên mạng xã hội, cẩn thận mắc bẫy

Nhật Anh 11/01/2025 11:43

Theo cơ quan chức năng, các kẻ lừa đảo đang sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để thu hút nạn nhân, từ việc đăng tải thông tin giả mạo về lịch ghi hình đến các chiêu trò đặt cọc với giá hấp dẫn.

Dịp Tết Nguyên Đán đang đến gần, chương trình “Táo quân” thu hút nhiều sự quan tâm của người dân. Tuy nhiên, thị trường chợ đen vé xem chương trình đã sôi động với nhiều dấu hiệu đáng ngại về tình trạng lừa đảo.

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT), năm 2024, tình trạng lừa đảo vé Táo quân để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng, có khán giả bị lừa đến 20 triệu đồng khi mua phải cặp vé giả. Các thủ đoạn ngày càng tinh vi, từ việc làm giả vé với độ tinh xảo cao đến việc tạo các tài khoản mạng xã hội với thông tin giả mạo của các nghệ sĩ nổi tiếng.

473078826_568882742718635_1024215930066328946_n.jpg
Nhiều nhóm “chợ vé Táo Quân” hoạt động trên mạng xã hội - Ảnh chụp màn hình

Chúng đang sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để thu hút nạn nhân, từ việc đăng tải thông tin giả mạo về lịch ghi hình đến các chiêu trò đặt cọc với giá hấp dẫn. Không chỉ dừng lại ở việc rao bán vé, chúng còn tung tin đồn về dàn diễn viên và thay đổi format chương trình để tạo sức hút với người mua.

Cục An toàn thông tin cho biết thủ đoạn phổ biến nhất là yêu cầu đặt cọc từ 200.000 - 300.000 đồng/vé, thậm chí có trường hợp đòi 50% giá trị vé. Đáng chú ý, mức giá vé được rao bán năm nay (1 - 7 triệu đồng/cặp) thấp hơn đáng kể so với năm 2024 (12 - 14 triệu đồng/cặp).

Có thể thấy đây là một chiêu trò nhằm thu hút người mua, sau đó chúng sẽ viện cớ giá vé tăng để yêu cầu bù thêm tiền hoặc đơn giản là chiếm đoạt tiền cọc và chặn mọi liên lạc với nạn nhân.

Cục An toàn thông tin nhận thấy hiện có khá nhiều nhóm “chợ vé Táo Quân” hoạt động trên mạng xã hội, có nhóm có số lượng thành viên lên đến hàng chục nghìn người.

Việc kiểm soát các giao dịch trên mạng xã hội rất khó khăn bởi các nhóm có thể đóng/mở hoặc thay đổi tên liên tục để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Thậm chí, chúng thường tạo nhiều tài khoản ảo, sử dụng công nghệ để che giấu danh tính và địa chỉ IP, khiến việc truy vết gặp nhiều khó khăn.

Do đó, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần tỉnh táo khi mua lại vé xem chương trình ca nhạc, sự kiện. Thực hiện kiểm tra độ uy tín và tính xác thực của người bán trước khi thực hiện giao dịch chuyển tiền mua lại vé.

Tuyệt đối không vội vàng chuyển tiền thanh toán hoặc cọc cho người lạ trên mạng xã hội; ưu tiên giao dịch trực tiếp. Chỉ nên mua vé trên trang web chính thống, không tham gia vào các hội nhóm mua bán lại vé hoặc bất kỳ cá nhân lạ nào trên mạng.

Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.

Bài liên quan
Cần Thơ: Bắt người phát tán thông tin bịa đặt, xúc phạm người khác trên mạng xã hội
Ngày 1.1, Cơ quan CSĐT Công an TP.Cần Thơ cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam Nguyễn Trần Khánh Huy (SN 2000, ngụ Thới Bình, xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà Nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Các dấu ấn đặc biệt trong chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Lào
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Chuyến công tác tới Lào của Thủ tướng thành công tốt đẹp, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Săn’ vé Táo quân 2025 trên mạng xã hội, cẩn thận mắc bẫy