Sáng 18.4 chỉ còn 1.000 ca COVID-19 nặng đang điều trị. Chưa ghi nhận trường hợp phản ứng bất thường sau tiêm vắc xin mũi 1 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi.

Sáng 18.4 chỉ còn 1.000 ca COVID-19 nặng, chưa ghi nhận trường hợp phản ứng bất thường sau tiêm vắc xin cho trẻ dưới 12 tuổi

P.V | 18/04/2022, 09:03

Sáng 18.4 chỉ còn 1.000 ca COVID-19 nặng đang điều trị. Chưa ghi nhận trường hợp phản ứng bất thường sau tiêm vắc xin mũi 1 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi.

Theo Bộ Y tế, số ca mắc COVID-19 mới, ca nặng và tử vong giảm mạnh, hiện có hơn 1.000 trường hợp nặng đang điều trị, thấp nhất so với nhiều tháng qua. Hiện chưa ghi nhận trường hợp phản ứng bất thường sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 1 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi...

Chưa ghi nhận phản ứng bất thường sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 từ 5 - dưới 12 tuổi

tiem-vaccine-tre-duoi-12.jpeg

Theo kế hoạch của TP.HCM, hôm nay, TP.HCM bắt đầu tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho cho trẻ em từ 5- dưới 12 tuổi đồng loạt tại các quân huyện theo nguyên tắc tiêm theo lứa tuổi giảm dần và tùy theo tiến độ cung ứng vắc xin.

Trước đó, từ ngày 16.4, TP đã triển khai tiêm chủng cho trẻ trong độ tuổi này. Trong ngày đầu tiên có hơn 10.000 trẻ em được tiêm, nhưng vẫn còn một số quận huyện chưa tổ chức tiêm.

Theo Sở Y tế TP.HCM, công tác tổ chức tiêm chủng diễn ra trật tự, đảm bảo an toàn tiêm chủng và an toàn phòng chống COVID-19. Hiện chưa ghi nhận trường hợp tai biến nặng sau tiêm.

Để phục vụ cho đợt tiêm này, trước đó, TP.HCM đã nhận được trên 87.000 liều vắc xin phòng COVID-19 Moderna loại dành tiêm cho trẻ em. 

Tại Hà Nội, sau 2 ngày tiêm vắc xin phòng COVID-19 đã có gần 8.500 trẻ được tiêm, hiện chưa ghi nhận trường hợp nào phản ứng bất thường.

Còn hơn 1,45 triệu người mắc COVID-19 đang điều trị, giám sát sức khỏe

Theo Bộ Y tế, ngày 17.4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.660 ca mắc COVID-19 mới, đều ghi nhận trong nước (giảm 3.814 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố, trong đó có 11.122 ca cộng đồng. Chỉ có duy nhất Hà Nội có ca mắc mới trong ngày trên 1.000 ca, trong khi cùng thời gian này của tháng 3, số địa phương ghi nhận ca mắc trên 1.000/ngày, thường dao động khoảng ngoài 40 tỉnh, thành.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.432.617 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 105.506 ca nhiễm).

Sáng 18/4: Chỉ còn 1.000 ca COVID-19 nặng đang điều trị; TP HCM tiêm vaccine đồng loạt cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi - Ảnh 1.

Theo Bộ Y tế, số ca mắc COVID-19 mới, ca nặng và tử vong giảm mạnh, hiện có hơn 1.000 trường hợp nặng đang điều trị, thấp nhất so với nhiều tháng qua

Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27.4.2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.424.870 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.533.658), TP.HCM (606.626), Nghệ An (475.974), Bình Dương (382.676), Bắc Giang (380.351).

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi bệnh là: 8.936.846 ca. Số trường hợp mắc COVID-19 đang điều trị, giám sát là 1.452.767 người, trong đó số bệnh nhân đang thở oxy là 1.070 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 754 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 129 ca; Thở máy không xâm lấn: 30 ca; Thở máy xâm lấn: 154 ca và ECMO: 3 ca. Đây là số bệnh nhân nặng đang điều trị thấp nhất trong nhiều tháng qua ở nước ta.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 19 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.944 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong các dịp nghỉ lễ kéo dài tới đây

Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Trong thời gian tới đây, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và tiếp tục truyền thông để người dân luôn có ý thức phòng, chống dịch, nhất là trong các dịp nghỉ lễ kéo dài sắp tới.

Tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong cách ly, khu phong tỏa.

Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; Chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.

Bài liên quan
3 hãng hàng không lớn Trung Quốc kéo dài chuỗi thua lỗ khi các đối thủ trỗi dậy sau dịch COVID-19
China Southern, Air China, China Eastern nhắm đến việc thoát khỏi tình trạng lỗ bằng việc mở rộng hoạt động quốc tế.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ
7 giờ trước Sự kiện
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng huyền thoại, thiên tài quân sự, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sáng 18.4 chỉ còn 1.000 ca COVID-19 nặng, chưa ghi nhận trường hợp phản ứng bất thường sau tiêm vắc xin cho trẻ dưới 12 tuổi