Các nhà khoa học bang Pennsylvania, Mỹ, đã thành công trong việc xác định gen cần thiết để bảo đảm hiệu suất cao khi hấp thụ ánh sáng trong hệ quang hợp của thực vật.
Thông báo về thành tựu này tờ Science khẳng định sẽ xuất hiện khả năng tạo ra những giống cây nông nghiệp năng suất cao. Gen nói trên cho phép thu được nhiều ánh sáng ở phần đỏ tiếp theo của quang phổ. Vấn đề là ởchỗ đây chính là gen chịu trách nhiệm mã hóa loại men biến diệp lục tố А thành diệp lục tố F. Cần nhấn mạnh rằng diệp lục tố F chính là sắc tố hay gặp nhất ở cây xanh.
Chúng ta đều biết rằng có một vài loại diệp lục tố và mỗi loại đều chịu trách nhiệm về việc hấp thụ ánh sáng với những bước sóng khác nhau. Phần lớn cây xanh thu năng lượng từ ánh sáng nhìn thấy được. Trước đó, các nhà khoa học đã xác định được rằng một số loài thực vật có thể sinh trưởng rất nhanh nhờ bức xạ không nhận biết được. Chính nhờ khả năng này mà thực vật có thể sinh tồn trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hay khi không đủ ánh sáng mặt trời.
Theo các nhà nghiên cứu trên, biết được cơ chế làm nền tảng cho quang hợp dùng ánh sáng không nhìn thấy sẽ giúp lai tạo những giống cây trồng cho năng suất cao. Các nhà sinh học đã thành công trong việc cấy gen mã hóa men F cần thiết để tổng hợp vào vi khuẩn lam, vốn ban đầu không thể sử dụng bức xạ đỏ. Kết quả các sinh vật đơn bào có thể tăng số lượng năng lượng tiêu thụ lên một cách đáng kể.
Nếu quá trình này không đòi hỏi phải có oxy thì hoàn toàn có thể đây là bước khởi đầu cho các hệ quang hợp hiện đại .
Vũ Trung Hương (theo The Times of India)