Sông Hương – niềm tự hào của người dân Thừa Thiên – Huế và từng được bao tao nhân mặc khách xem là “dòng sông di sản” đã và đang oằn mình gánh nhiều thứ rác lẫn nước thải sinh hoạt hằng ngày, trong đó có một thứ “rác” là vàng mã và đồ thờ cúng.
Vùng đất cố đô đã và đang trải qua những ngày lễ hội điện Hòn Chén (còn gọi là lễ hội điện Huệ Nam, do Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức) và rằm tháng bảy – Vu Lan báo hiếu (15.7 âm lịch). Ngoài tính chất thiêng liêng của lễ hội và những nét đẹp văn hóa thì người dâncũng bất đắc dĩ phải chứng kiến thêm cảnh sông Hương và quang cảnh chung quanh di tích ngập ngụa rác… vàng mã.
Chuyện đốt vàng mã ở xứ cố đô Huế không phải bây giờ mới đặt ra, mà chính quyền thành phố đã ban hành các quy định cụ thể, UBND tỉnh cũng có đề án về xây dựng nếp sống văn minh đô thị từ mấy năm qua, trong đó quy định rạch ròi về việc đốt vàng mã cũng như các sinh hoạt tâm linh khác.
Riêng tại các điểm tổ chức lễ hội, điểm di tích lịch sử, văn hóa việc đốt vàng mã phải được thực hiện vị trí cụ thể của ban tổ chức, ban quản lý di tích. Thế nhưng tình trạng đốt hay rải vàng mã vẫn tự phát, thiếu quản lý và chế tài nên mạnh ai nấy làm. Đặc biệt, cảnh đốt và rảivàng mã những ngày gần đây ở điện Hòn Chén – di tích quốc gia hạng đặc biệt ở núi Ngọc Trản thuộc xã Hương Thọ, TX.Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế - càng trở nên phản cảm và nhứcnhối hơn.
Đi lễ qua bến sông ngập vàng mã
Vàng mã lớp cũ lớp mới chồng lên nhau
Thuyền rồng đi lễ và neo đậu chung quanh di tích điện Hòn Chén trong cảnh ngập rác vàng mã
Người trước rải xong, người sau tiếp nối
Trên sông Hương, không chỉ có vàng mã mà những chiếc hoa đăng có đế làm bằng thiếc, nhựa, sau khi người dân thả xuống sông cũng mang lại nguy cơ gây ô nhiễm cho dòng sông
Chuẩn bị rải vàng mã xuống sông “hành lễ”
Cá chết tấp vô bờ ven sông Hương
Câu trả lời ngày càng rõ cho việc đối xử thậm tệ và quản lý yếu kém về môi trường trên sông Hương
Nhật Lam – Hương Lan (thực hiện)