Nạn sâu róm cắn phá lá thông đang diễn biến tại hàng trăm hecta rừng thông ở huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An). Đơn vị quản lý rừng đang triển khai các biện pháp phòng trừ sâu để bảo vệ rừng phòng hộ.
Bảo vệ môi trường

Sâu róm cắn phá hơn 700ha rừng thông ở Nghệ An

Ngọc Quang 16/08/2024 11:07

Nạn sâu róm cắn phá lá thông đang diễn biến tại hàng trăm hecta rừng thông ở huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An). Đơn vị quản lý rừng đang triển khai các biện pháp phòng trừ sâu để bảo vệ rừng phòng hộ.

z5733883592990_0a1d336a53f0414972f320be44988a9a.jpg
Rừng thông tại huyện Nghi Lộc bị sâu róm cắn phá xác xơ

Theo Ban quản lý Rừng phòng hộ huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An), khoảng một tháng nay, nạn sâu róm phá hại cây thông bùng phát và lan nhanh tại các rừng thông trên địa bàn huyện.

Đến thời điểm này, có khoảng 300ha rừng thông tại các xã Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Quang, Nghi Xá (huyện Nghi Lộc) bị sâu róm cắn phá nặng nề. Mật độ sâu khoảng 350-400 con/1 cây thông.

Sâu róm tàn phá mạnh nhất tại các rừng thông thuộc tiểu khu 959 xã Nghi Yên, tiểu khu 960 xã Nghi Tiến, tiểu khu 960B xã Nghi Quang và tiểu khu 960C xã Nghi Xá.

z5733883585642_dc7ef233924866ede9500ba01b675a1d.jpg
Tại một số khu rừng, cây thông bị sâu róm cắn trụi lá hoàn toàn

Ngoài ra, có khoảng 450ha rừng thông tại khoảnh 1, tiểu khu 959 xã Nghi Yên; khoảnh 1, tiểu khu 960B xã Nghi Tiến và tiểu khu 960 xã Nghi Quang bị nhiễm sâu róm mức độ trung bình với mật độ sâu khoảng 150-200 con/1 cây thông.

Tại xã Nghi Đồng, xã Nghi Hưng, Nghi Lâm, Nghi Phương, Nghi Mỹ, Nghi Văn (huyện Nghi Lộc), một số rừng thông cũng bị nạn sâu róm xâm hại với mật độ sâu khoảng 10-30 con/1 cây thông.

z5733883603000_66ef4658392bb405d534ee59a0b8be98.jpg
z5733883573627_564c94975981ec4295fb46c3661b7e05.jpg
Sâu róm bám trên cây, leo lên cành cắn phá lá thông

Lãnh đạo Ban quản lý Rừng phòng hộ huyện Nghi Lộc cho biết, nguyên nhân xuất hiện dịch sâu róm là do thời gian vừa qua thời tiết trên địa bàn xuất hiện nhiều sương mù, nắng mưa đan xen, độ ẩm cao tạo điều kiện lý tưởng cho sâu sinh trưởng. Hiện tại sâu róm chỉ mới ăn, cắn phá lá thông 1 chu kỳ nên chưa ảnh hưởng nhiều đến cây. Tuy nhiên, nếu không khống chế được nạn sâu róm, để sâu tiếp tục phát triển và ăn lá thêm nhiều chu kỳ sẽ nguy hại đến cây thông.

z5733883615834_93ad157b88a17daa1babad465a8b0630.jpg
z5733883592278_d89910da9133ebc48e2521b0f9efa14f.jpg
z5733883603709_1579c15284793dc226579e578f4781a2.jpg
Sâu róm trưởng thành bước sang thời kỳ đóng kén để nở ra bướm, chuẩn bị chu kỳ sinh trưởng mới

Hiện Ban quản lý Rừng phòng hộ huyện Nghi Lộc đã triển khai phun thuốc phòng trừ sâu trên hơn 142 ha rừng thông.

Vòng đời của loài sâu róm nói trên kéo dài khoảng 50 ngày. Hiện sâu đã bắt đầu đóng kén chuẩn bị chu kỳ sinh trưởng mới nên đơn vị quản lý rừng tạm dừng không phun thuốc. Giải pháp hiện tại là chuẩn bị đèn và các vật dụng để làm bẫy bắt sâu trưởng thành sắp nở ra bướm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
12 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sâu róm cắn phá hơn 700ha rừng thông ở Nghệ An