Các học sinh đang ở lứa tuổi vị thành niên mang tâm lý muốn được người khác chấp nhận và tán thưởng nhưng lại thiếu hụt kỹ năng, nhất là kỹ năng đương đầu với áp lực

Sau vụ 2 học sinh tự tử: Cần trang bị kỹ năng sống và tâm lý cho học sinh sau đại dịch

Tú Viên | 02/04/2022, 09:56

Các học sinh đang ở lứa tuổi vị thành niên mang tâm lý muốn được người khác chấp nhận và tán thưởng nhưng lại thiếu hụt kỹ năng, nhất là kỹ năng đương đầu với áp lực

Những ngày qua, xã hội liên tiếp đón nhận tin buồn về chuyện học sinh không vượt qua được áp lực cuộc sống cho dù các em vẫn đang trong bảo bọc của gia đình.

Rạng sáng 1.4, một nam sinh đang theo học trường chuyên cấp 3 ở Hà Nội đã để lại thư, trèo qua ban công căn hộ ở tầng 28 rồi nhảy xuống tự tử.

Sau khi có mặt tại hiện trường, bước đầu, cơ quan công an xác định danh tính nạn nhân là L.N.N.M. (16 tuổi) trú tại một căn hộ tầng 28 tòa V1. Nạn nhân đang theo học lớp 10 tại một trường THPT chuyên ở Hà Nội.

Trước khi nhảy lầu, M. để lại thư nói lời "tạm biệt" với gia đình, viết phía dưới một bài tập địa lý đang làm dở. Hình ảnh từ camera gia đình cho thấy trong phòng lúc xảy ra sự việc có hai cha con. Trước khi nam sinh ra ban công để leo qua lan can nhảy xuống, hai bố con có trao đổi nội dung liên quan đến học tập.

Trước đó, sáng 31.3, gia đình một học sinh lớp 8 trường THCS Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, phát hiện con tử vong trong tư thế treo cổ.

Ông Nguyễn Cương Nghị, Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Bắc Ninh thông tin theo báo cáo của Trường THCS Đại Phúc thì học sinh N.K.V., 14 tuổi có ý thức học tập và tu dưỡng, trong quá trình học tập tại trường, em V. sinh không có biểu hiện bất thường về tâm lý. Từ ngày 29.3, em cùng bạn học nghỉ học, tự ôn tập chuẩn bị kiểm tra giữa học kỳ II nên ở nhà, không đến trường. 

Là một chuyên gia tâm lý giáo dục, phó giáo sư Phạm Mạnh Hà, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay với tuổi học trò, ngoài hoạt động chủ đạo là học tập, học sinh cũng cần giao tiếp, kết nối với bạn bè, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh ngoài môi trường xã hội.

Việc bị đứt gãy các hoạt động này khiến trẻ dễ rơi vào hụt hẫng, cảm thấy cô độc, sợ hãi. Các em cũng phải chịu thêm áp lực học hành khi học trực tuyến không hiệu quả bằng trực tiếp nhưng vẫn phải hoàn thành các loại bài tập, việc tiếp xúc nhiều với máy tính dễ gây mệt mỏi và căng thẳng. Nhiều trẻ còn bị áp lực từ cha mẹ khi bị giám sát suốt cả ngày.

Phó giáo sư Phạm Mạnh Hà cho rằng cần phải có lộ trình để đưa 100% trẻ tới trường. Thống kê gần đây của Bệnh viện Sức khỏe tâm thần cho thấy tỷ lệ học, sinh sinh viên đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện tăng vọt, chiếm đến 30% trên tổng số bệnh nhân. 

Trao đổi trên Dân Trí, PGS. TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục (Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết: Đây không phải là lần đầu chúng ta chứng kiến những câu chuyện đau lòng như vậy. Cá nhân tôi cảm thấy giận dữ vì có nhiều sự việc tương tự xảy ra nhưng các bậc phụ huynh không rút ra được những bài học cần thiết. Tất nhiên, từ những trường hợp mà bạn nêu có thể thấy có cả phần trách nhiệm của xã hội và của cá nhân học sinh bên cạnh những điều cần lưu ý cho cha mẹ.

Với các học sinh đang ở lứa tuổi vị thành niên, các em mang tâm lý muốn được người khác chấp nhận và tán thưởng nhưng lại thiếu hụt kỹ năng, nhất là kỹ năng đương đầu với áp lực và vượt qua thất bại để kiên định với mục tiêu cuộc sống của mình. Thêm vào đó, các em mới trải qua một giai đoạn đầy áp lực do dịch bệnh, lại đối diện với tương lai cũng đầy áp lực, kết hợp cùng với tính chất dễ bị tổn thương của lứa tuổi.

Do vậy, đối với các em, sự xung đột của cha mẹ, bị bỏ mặc trong gia đình, không có sự đồng cảm hiểu biết lẫn nhau trong gia đình... đều có thể là giọt nước cuối cùng làm tràn ly, dẫn đến những hành vi tiêu cực mà không có sự cân nhắc lợi hại. Chính vì thế mà một số em đã tìm đến cái chết chỉ vì bị bố mẹ đánh mắng, hay cảm thấy bố mẹ không quan tâm mình.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau vụ 2 học sinh tự tử: Cần trang bị kỹ năng sống và tâm lý cho học sinh sau đại dịch