"Xem ra cho phép hay không cho phép, chấp nhận hay không chấp nhận là quyền của mỗi quốc gia, Bitcoin vẫn đang tồn tại trong đời sống thực, mặc dù mang tên là tiền ảo, người sở hữu vẫn có thể chuyển thành tiền thực”, ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Công ty chứng khoán SSI nhận định về tình hình các loại tiền điện tử hiện nay.

Sau vụ kiện truy thu thuế tiền điện tử Bitcoin: Phải nhanh có khung pháp lý

Phan Diệu | 23/09/2017, 06:30

"Xem ra cho phép hay không cho phép, chấp nhận hay không chấp nhận là quyền của mỗi quốc gia, Bitcoin vẫn đang tồn tại trong đời sống thực, mặc dù mang tên là tiền ảo, người sở hữu vẫn có thể chuyển thành tiền thực”, ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Công ty chứng khoán SSI nhận định về tình hình các loại tiền điện tử hiện nay.

Ngày 21.9 vừa qua, TAND tỉnh Bến Tre đã tuyên án chấp nhận toàn bộ yêu cầu trong đơn kiện của ông Nguyễn Việt Cường:Hủy các quyết định về việc truy thu thuế đối với việc ông tham gia trao đổi tiền điện tử Bitcoin.

Đây là sự việc liên quan đến pháp lý đầu tiên tại Việt Nam đối với loại hình tiền điện tử này.Sự việc cũngrất đượcđộc giả quan tâm.

Bitcoin là dạng tiền kỹ thuật số (tiền điện tử) không được phát hành bởi chính phủ hay một tổ chức tài chính nào. Việc lưu thông, kinh doanhtrên thị trường của loại tiền này hiện không được pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo vệ. Hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam cũng chưa xem tiền điện tử nhưBitcoin là hàng hóa dịch vụ nên tất nhiên việc truy thu thuế là không thoả đáng

Bên cạnh đó, cơ quancông an đã khuyến cáo người dân không nên tham gia giao dịch các loại tiền điện tử như Bitcoin trên internet vì nếu gặp rủi ro hoặc xảy ra tranh chấp sẽ không được pháp luật bảo vệ, thậm chí còn liên đới chịu trách khi lỡ giao dịch với tội phạm.

Tuy vậy, tiền điện tử mà điển hình là Bitcoin vẫn đang thu hút rất nhiều người tham gia đầu tư, bỏ tiền bạc và công sức ra kèm kỳ vọng về mức lợi nhuận khủng khi "đào Bitcoin".

Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Công ty chứng khoán SSI, cho biết trên thế giới, nhiều nước, nhiều tổ chức tài chính đã không công nhận Bitcoin, có nơi còn coi giao dịch Bitcoin là bất hợp pháp. Nhưng điều đáng nói là giá của Bitcoin chỉ bị sụt xuống trong ngắn hạnrồi lại quay đầu tăng trở lại.

Đà tăng giá liên tiếp củaBitcoin đã khiến thị trường máy “đào” Bitcoin và một số loại tiền điện tửkhác ngày càng trở nên hấp dẫn, nhiều doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh nhập khẩu để bán lại máy “đào” với mục tiêu kiếm lời là chính.

Ông Hưng cho rằng, nhìn vào sự tăng giá phi mã thời gian qua của Bitcoin chỉ có thể đưa ra kết luận là cầu Bitcoin đang lớn hơn cung rất nhiều, càng ngày càng nhiều người quan tâm mua Bitcoin và coi đó là dạng tài sản đầu tư. Và khi người ta có thể mua được thì có nghĩa là người ta có thể bán được mặc dù những thông tin về Bitcoin là rất tù mù. Điều này thực sự thách thức nhiều quốc gia đặc biệt là những quốc gia có các quy định về kiểm soát ngoại hối chặt như Việt Nam.

Tuy nhiên, ôngcũng nhận địnhcác quốc gia hay các tổ chức tài chính cũng chỉ có quyền duy nhất là chấp nhận hay phủ nhận thẩm quyền của mình với Bitcoin, chứ tuyệt nhiên Bitcoin vẫn tồn tại độc lập với ý chí của họ.

"Mỹ, Nhật, Thụy Điển là các quốc gia đầu tiên cho phép giao dịch Bitcoin. Trong khi Trung quốc đang xem xét đóng cửa các sàn giao dịch bitcoin. Nhưng xem ra dù cho phép hay không cho phép, chấp nhận hay không chấp nhận là quyền của mỗi quốc gia, Bitcoin vẫn đang tồn tại trong đời sống thực, mặc dù mang tên là tiền ảo, người sở hữu vẫn có thể chuyển thành tiền thực”, ông Hưng nói.

Do đótheo ông, Việt Nam cần sớm có khung pháp lý thừa nhận Bitcoin là một loại hàng hoá và bắt buộc giao dịch qua sàn giao dịch tập trung để nhà nước giám sát và thu thuế cũng như kiểm soát các nhóm tội phạm lừa đảo lợi dụng sự hiếu kỳ cũng như nhu cầu đầu tư thật của người dân.

Đồng quan điểm, chuyên gia tài chính - ngân hàng TS Nguyễn Trí Hiếu nói rằng tiền điện tử nên được chấp nhận như một loại hàng hóa. Tức là không cho phép thanh toán để mua hàng hóa, tài sản khác, nhưng có thể chấp nhận việc những người chơi giao dịch, trao đổi với nhau.

"Nếu sử dụng biện pháp cấm thì dĩ nhiên những người chơi sẽ được coi là vi phạm pháp luật, như vậy trên danh nghĩa chúng ta có thể kiểm soát được sự bành trướng của nó, nhất là không cho phép đồng tiền này được sử dụng như một công cụ phục vụ cho các hành vi phi pháp, tham nhũng và rửa tiền.

Tuy nhiên trên thực tế, nếu cấm đoán thì các giao dịch này thay vì công khai sẽ đi vào hệ thống ngầm, khi đó lại càng khó khăn hơn trong việc quản lý, vì tiền điện tử không có hình thái như đồng tiền thông thường mà chỉ tồn tại trên hệ thống máy tính”, TS Nguyễn Trí Hiếu nói.

Trào lưu nhập khẩu máy "đào" Bitcoin

Tiền điện tử Bitcoin, Onecoin hayILCoin...đều không được phép lưu hành, có giá trị thanh toántại Việt Nam. ​Tuy nhiên, sự tăng giá liên tiếp của Bitcoinđã khiến thị trường máy “đào” Bitcoin và một số loại tiền điện tửkhác ngày càng hấp dẫn, nhiều doanh nghiệp trong nước muốn đẩy mạnh nhập khẩu để bán lại kiếm lời.

Trào lưu nhập khẩu máy "đào" Bitcoin nổi lên chỉ 1tuần sau khi Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo khiến nhiều người tin rằng tiền ảo sẽ được pháp luật Việt Nam thừa nhận.

Loại máy này hiện trên thị trường có giá khoảng 60-70 triệu đồng hoặc cao hơn,chưa tínhchi phí muaphần mềm... Tuổi thọ trung bình của hầu hết các loại máy “đào” Bitcoinnhậpvề Việt Nam chỉ khoảng 2-3 tháng, sau đó phảisắm lại toàn bộ.

Việc xin nhập máy "đào" Bitcoin đã khiến các cơ quan chức năng lúng túng trong việc xử lý thủ tục, vì Bitcoin cũng như các loại tiền điện tử khác không được thừa nhận trong thanh toán và lưu hành.

Theo Tổng cục Hải quan, trong danh mục hàng hóa cấm xuất và cấm nhập khẩu và danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của Nghị định 187/2013/NĐ-CP, máy xử lý dữ liệu tự động giải mã Bitcoin, Litecoin (máy đào Bitcoin, Litecoin) chưa được định danh cụ thể.

Còn trong Thông tư 15/2014/TT-BTTTT ngày 17.11.2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông, mặt hàng máy đào Bitcointhuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ này. Thế nhưng, Bộ Thông tin và Truyền thông lại không có quy định nào về thủ tục, điều kiện và hình thức quản lý nên không rõ thuộc đối tượng phải có giấy phép nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện.

Các doanh nghiệp này cho biếtmáy “đào” Bitcoin là máy xử lý dữ liệu tự động, do Công ty Công nghệ Bitmain của Trung Quốc sản xuất. Trong đó, Antminer L3+ được lắp đặt từ chip đồ họa để phục vụ chính cho việc giải mã hệ thống chuỗi SHA256 (thị trường gọi đặc trưng là Bitcoin).

Phan Diệu - Anh Thư
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau vụ kiện truy thu thuế tiền điện tử Bitcoin: Phải nhanh có khung pháp lý