Sẽ không có gì dễ dàng với nước Anh ở phía trước. EU không muốn nước Anh suy yếu nhưng cũng không muốn phần còn lại của châu Âu suy yếu sau Brexit.

Sẽ không có nước nào hưởng lợi thế sau 'cuộc ly hôn thế kỷ' Brexit

TTXVN | 29/04/2017, 15:01

Sẽ không có gì dễ dàng với nước Anh ở phía trước. EU không muốn nước Anh suy yếu nhưng cũng không muốn phần còn lại của châu Âu suy yếu sau Brexit.

Nước Anh cần phải hiểu rằng họ sẽ không có bất kỳ lợi thế nào trước 27 nước thành viên còn lại trong Liên minh châu Âu (EU) sau khi các cuộc thương lượng về việc London ra khỏi Liên minh châu Âu - EU, còn gọi là Brexit, kết thúc.Đó là cảnh báo của Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble, đưa ra ngày 28.4 trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels (Bỉ).

Phát biểu với báo giới tại thủ đô Berlin, Bộ trưởng Schaeuble tuyên bố sẽ không có gì dễ dàng với nước Anh ở phía trước. Ông nhấn mạnh EU không muốn nước Anh suy yếu, nhưng cũng không muốn phần còn lại của châu Âu suy yếu sau Brexit. Vì vậy, sẽ không có nước nào được hưởng lợi thế sau cuộc "ly hôn thế kỷ" này.

Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng cảnh báo nướcAnh "không nên ảo tưởng" về tiến trình "ly hôn" và sẽ chỉ "mất thời gian" đàm phán, vì Anh sẽ không có nhiều quyền hơn hay thậm chí không thể ngang bằng so với các nước thành viên khác. Lãnh đạo nền kinh tế lớn nhất EU khẳng định cuộc đàm phán Brexit chắc chắn sẽ rất khắc nghiệt.

Phản ứng về tuyên bố của bà Merkel, Thủ tướng Anh Theresa May cáo buộc 27 nước EU đang hợp lực chống lại Anh và dự báo các cuộc đàm phán Brexit sẽ rất khó khăn vì 27 nước EU đang bày thế trận chống lại Anh. Bà cáo buộc cách tiếp cận này của EU "chỉ gây ra bất ổn và bất trắc, đặt ra nguy cơ nghiêm trọng cho nền kinh tế Anh với những mức thuế cao, việc làm ít, nợ nhiều hơn".


Thủ tướng Anh Theresa May

Giới chức Anh và Đức lời qua tiếng lại ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnhEU, dự kiến khai mạc ngày 29.4. Các nhà lãnh đạo châu Âu nhất trí sẽ thể hiện quan điểm đoàn kết và cứng rắnnhằm vạch ra "giới hạn đỏ" đối với tiến trình Brexit.

Đâylà hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của 27 nhà lãnh đạo EU sau khi Thủ tướng Anh May kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon để bắt đầu quá trình đàm phán Brexit cách đây tròn 1 tháng. Dự kiến các nhà lãnh đạo EU sẽ thông qua bộ nguyên tắc đàm phán dài 8 trang, trong đó có các yêu cầu mới về dịch vụ tài chính, nhập cư và các khoản chi phí Anh phải thanh toán trước khi kết thúc tư cách thành viên kéo dài 44 năm trong EU.

Trưởng đoàn đàm phán về Brexit của EU Michel Barnier hy vọng sẽ đi đến được một thỏa thuận, theo đó có thể đảm bảo được quyền lợi của 3 triệu người dân EU hiện sống tại Anh và 1 triệu người Anh đang cư trú tại EU, đảm bảo London chi trả các phí tổn Brexit ước tính khoảng 60 tỷ euro và tránh gây bất ổn tình hình khu vực.

Các nhà lãnh đạo EU đồng thời loại trừ khả năng thảo luận về một thỏa thuận tự do thương mại mà London mong muốn, cho đến khi họ nhìn thấy tiến triển trong các cuộc đàm phán về các điều khoản để Anh rời khỏi EU.

Trong vấn đề được đặt ra từ năm ngoái về bản thân sự thống nhất của Vương quốc liên hiệp Anh, các nhà lãnh đạo EU dự kiến cũng sẽ đề xuất với Thủ tướng Ireland Enda Kenny rằng nếu Bắc Ireland - khu vực đã bỏ phiếu phản đối Brexit - hợp nhất cùng Ireland thì vùng này có thể nghiễm nhiên trở lại thành thành viên EU.

Đến nay, EU đã bày tỏ lập trường cứng rắn hơn về chiến lược đàm phán với Anh, dù cuộc đàm phán chính thức về Brexit sẽ chỉ bắt đầu từ tháng 6.2017, sau cuộc bầu cử trước thời hạn ở "xứ sở sương mù". Theo kế hoạch đàm phán sơ bộ mới nhất, 27 nước EU sẽ tìm cách buộc Anh tuân thủ nghĩa vụ thanh toán các khoản chi phí bồi thường cho EU ít nhất là trong 1 năm sau khi nước này rời đi vào năm 2019 - dài hơn so với đề xuất trước đó.

Ngoài ra, EU cũng sẽ yêu cầu Anh cung cấp cơ chế cư trú lâu dài cho công dân EU đối với những người đã có khoảng thời gian cư trú 5 năm tại nước này, vốn đang được coi là một thách thức lớn khi chính phủ bảo thủ của Thủ tướng May đặt mục tiêu theo đuổi chính sách giới hạn nhập cư.

Bản kế hoạch đàm phán của EU cũng khuyến nghị ngành công nghiệp tài chính có ảnh hưởng của Anh không còn phải ràng buộc với bất kỳ thỏa thuận thương mại tương lai nào với EU, theo đó buộc phải tuân thủ nghiêm túc các quy định của khối nếu muốn dễ dàng tiếp cận các thị trường của EU.

Giới phân tích chính trị nhận định Anh khó có thể giành được lợi thế trong đàm phán về Brexit.

Theo TTXVN
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
1 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sẽ không có nước nào hưởng lợi thế sau 'cuộc ly hôn thế kỷ' Brexit