Tổng cục Thuế thừa nhận chính sách ưu đãi thuế với doanh nghiệp hiện đang bộc lộ các mặt hạn chế, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do những hệ lụy từ việc nhận nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Sẽ siết chặt ưu đãi thuế với đầu tư nước ngoài

tuyetnhung | 23/06/2017, 20:58

Tổng cục Thuế thừa nhận chính sách ưu đãi thuế với doanh nghiệp hiện đang bộc lộ các mặt hạn chế, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do những hệ lụy từ việc nhận nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Để ngăn chặn những hạn chế, hệ lụy từ việc nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoàinhư công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường..., Chính phủ đã đặt ra yêu cầu phải tiến hành rà soát các chính sách ưu đãi, miễn, giảm thuế trong nhiệm vụ cơ cấu lại ngân sách nhà nước.

Trước những mặt tiêu cực của việc ưu đãi thuế với doanh nghiệp, Tổng cục Thuế mới đây đãtriển khai đề án "Đánh giá thực trạng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp". Đề ra chính sách này, Tổng cục Thuế cho biết đây là việc làm cần thiết để đánh giá đầy đủ các mặt, số thuế thất thoát của các chính sách so với chuẩn quốc tế.

Theo Tổng cục Thuế, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp một mặt đã góp phần thu hút vốn đầu tư, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm... mặt khác cũng bộc lộ các mặt hạn chế, trong đó nguyên nhân chủ yếu do những hệ lụy từ việc nhận nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Cụ thể, cơ quan nàycho biết các nước phát triển đầu tư vốn vào Việt Nam thông qua việc chuyển các máy móc thiết bị dây chuyền đã lạc hậu, lỗi thời, biến Việt Nam thành "bãi rác công nghệ".

Ngoài ra, nhiều dự án đầu tư tập trung vào các ngành khai thác tài nguyên, khoáng sản,do đó không gây hiệu ứng lan tỏa vốn, phát triển không bền vững.

Một số dự án đầu tư vào các ngành công nghiệp gây tàn phá, ô nhiễm môi trường, để lại hậu quả nặng nề và chi phí khắc phục vô cùng lớn mà phía Việt Nam phải gánh chịu.

Thực hiện đề án này, cơ quan này cho biết sẽ tập trung xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi của từng doanh nghiệp và đề xuất các giải pháp về chính sách thuế, quản lý thuế và các văn bản pháp luật liên quan.

Theo lộ trình, trong quý 3 năm naycơ quan thuế sẽ thu thập kinh nghiệm quốc tế, đánh giá lại hệ thống văn bản pháp luật, yêu cầu địa phương báo cáo về việc thực hiện ưu đãi thuế, tổng hợp vướng mắc. Từ đóxử lý dữ liệu, xác định số thuế được ưu đãi… sẽ được thực hiện trong năm 2018.

Đến quý 4/2018, cơ quan chức năng sẽ hoàn thiện các kết quả nghiên cứu của dự án và triển khai các công việc từ kết quả nghiên cứu trên.

Đề án "Đánh giá thực trạng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp" được Tổng cục Thuế đưa ra trong bối cảnh các doanh nghiệp nước ngoài đang tăng cường vốn đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý là các nhà đầu tư Trung Quốc.

Cụ thể, theo báo cáo mới đây của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chỉ trong 4 tháng đầu năm 2017, số vốn mà nhà đầu tư Trung Quốc bỏ ra mua cổ phẩn doanh nghiệp Việt Nam đã lên tới hơn 256 dự án, so với21 dự án vào cùng kỳ năm ngoái.

Cũng theo báo cáo này, tỷ lệ tăng vốn FDI từ Trung Quốc là 140%, tính đến hết tháng 4.2017. Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút nhiều nhất sự quan tâm của đối tác với tổng số vốn là 7,36 tỉ USD, chiếm hơn 50%. Kế đến là khai khoáng với 1,28 tỉ USD và bán ô tô, xe máy đứng thứ 3 với 546,68 triệu USD, trên cả ngành bất động sản.

Trước bối cảnh này, TS Phạm Sĩ Thành - Giám đốc Chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc nhận định khi Trung Quốc đẩy mạnh thực hiện chiến lược "Made in China 2025", làn sóng thải loại các công nghệ lạc hậu sẽ được đẩy mạnh.

Do đó, hoạt động M&A hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp Trung Quốc với doanh nghiệp Việt Nam cũng cần được chú ý hơn, tránh các hình thức "chuyển giá" mới.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7 để xem xét công tác nhân sự
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV vào chiều 2.5 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sẽ siết chặt ưu đãi thuế với đầu tư nước ngoài