Bộ Công Thương cho biết sau ngày 1.2.2019, các doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện sẽ bị xem xét thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

Siết chặt hoạt động bán hàng đa cấp

21/12/2018, 16:52

Bộ Công Thương cho biết sau ngày 1.2.2019, các doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện sẽ bị xem xét thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

Sau ngày 1.2.2019, các doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện sẽ bị xem xét thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp - Ảnh: internet

Báo cáo về tình hình đáp ứng các điều kiện hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của các doanh nghiệp, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết tính đến nay, đã có 24/30 doanh nghiệp hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp được cấp theo Nghị định số 42/2014/NĐ-CP đã nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung để cập nhật các điều kiện được đăng ký theo quy định tại Nghị định số 40/2018/NĐ-CP.

Có 6/20 doanh nghiệp chưa nộp hồ sơ bao gồm: Công ty TNHH Total Swiss Việt Nam, Công ty TNHH MTV Thương mại dịch vụ Hoằng Đạt, Công ty TNHH Morinda Việt Nam, Công ty TNHH Homeway Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại Việt Nam Quốc tế Mưa, Công ty Cổ phần Truyền Thông Y Dược.

Theo báo cáo của 18/30 doanh nghiệp, có 3 doanh nghiệp báo cáo chưa hoàn thành điều kiện về ký quỹ, đó là Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Sen Việt Group, Công ty TNHH Tam Sinh Yotofo Việt Nam, Công ty TNHH Phong cách sống Kim Cương Việt Nam.

Có 7/18 doanh nghiệp báo cáo chưa hoàn thành điều kiện về hệ thống công nghệ thông tin quản lý người tham gia bán hàng đa cấp (Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Sen Việt Group, Công ty TNHH Thương mại Việt Nam Quốc tế Mưa, Công ty TNHH MTV Thương mại Mỹ Lợi, Công ty TNHH Homeway Việt Nam, Công ty TNHH Morinda Việt Nam, Công ty TNHH Total Swiss Việt Nam, Công ty TNHH Tam Sinh Yotofo Việt Nam).

Có 2/18 doanh nghiệp báo cáo chưa hoàn thành điều kiện về trang thông tin điện tử (Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Sen Việt Group, Công ty TNHH Total Swiss Việt Nam).

Có 2/18 doanh nghiệp báo cáo chưa hoàn thành điều kiện về hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp (Công ty TNHH Total Swiss Việt Nam).

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, sau ngày 1.2.2019, các doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện sẽ bị xem xét thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

Trước tình trạng hoạt động kinh doanh đa cấp của nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu biến tướng, lừa gạt khiến nhiều người tiêu dùng mất tiền thời gian qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Theo quy định tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP, các doanh nghiệp đang hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp được cấp theo Nghị định số 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp có thời hạn 9 tháng kể từ ngày 2.5.2018 để đáp ứng các điều kiện tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP.

Nghị định bổ sung thêm nhiều điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp như: Nâng mức ký quỹ tối thiểu từ 5 tỉ lên 10 tỉ đồng đối với doanh nghiệp tham gia bán hàng đa cấp, các doanh nghiệp tham gia phải có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Hệ thống công nghệ thông tin này phải được vận hành trên máy chủ đặt tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp tham gia bán hàng đa cấp phải có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng. Bên cạnh đó, khác với quy định tại Nghị định 42 trước đây, Nghị định đưa ra các quy định theo hướng doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm tuân thủ quy định về điều kiện kinh doanh, điều kiện lưu hành hàng hóa.

Đặc biệt, để bảo vệ người tham gia trước các hoạt động bán hàng đa cấp bất chính, Nghị định cũng có nhiều quy định hướng hoạt động bán hàng đa cấp đi vào đúng bản chất là một hình thức phân phối hàng hóa, không bị lợi dụng để thực hiện hoạt động huy động tài chính trái phép. Cụ thể là hạn chế doanh nghiệp cho phép người tham gia ký gửi hàng hóa. Buộc các bên phải giao nhận hàng hóa sau khi thanh toán.

Doanh nghiệp tham gia bán hàng đa cấp phải xuất hóa đơn theo từng giao dịch bán hàng cho từng người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp và khách hàng mua hàng trực tiếp từ doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tham gia bán hàng đa cấp phải thanh toán cho người tham gia bán hàng đa cấp bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng đối với tiền hoa hồng và tiền thưởng

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Siết chặt hoạt động bán hàng đa cấp