Bắc Kinh đã chọn 17 trung tâm công nghệ trên cả nước để chuyển đổi từ một nền kinh tế dựa vào sản xuất sang một nền kinh tế dựa vào công nghệ dẫn đầu và đổi mới sáng tạo.

Silicon Valley của Trung Quốc nằm đâu?

Anh Đủ | 18/09/2018, 05:55

Bắc Kinh đã chọn 17 trung tâm công nghệ trên cả nước để chuyển đổi từ một nền kinh tế dựa vào sản xuất sang một nền kinh tế dựa vào công nghệ dẫn đầu và đổi mới sáng tạo.

Khi Ben Hu và các cựu đối tác Google của anh ta muốn xây dựng một cái gì đó hoàn toàn đột phá với ngành dạy ngôn ngữ truyền thống bằng trí tuệ nhân tạo, không phải họ chọn sự hỗ trợ từ Silicon Valley mà từ Thượng Hải.

Trong siêu đô thị nằm ở vùng phía đông phát triển của Trung Quốc, Hu đã nhìn thấy ứng dụng Liulishuo của anh ta sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích các đặc tính học tập của học sinh và may đo chương trình dạy tiếng Anh cho nhu cầu của họ; tính từ năm 2013, bốn năm sau khi khởi động, doanh nghiệp của anh đã thu hút được 600.000 người dùng trả tiền.

“Tôi thực sự tin vào nhiều lĩnh vực công nghệ cụ thể, như AI chẳng hạn; ở Trung Quốc đem lại cho doanh nhân một cơ hội lớn hơn để vượt qua các công ty ở Silicon Valley,” Hu nói.

Silicon Valley từ lâu được xem là thủ đô công nghệ của thế giới, nơi đóng đô của những công ty công nghệ mạnh nhất thế giới như Facebook, Apple, Google và Netflix.

Nhưng Trung Quốc, không có một “thung lũng” nhất định đã tạo sự tin cậy nơi Hu để trở thành một doanh nghiệp thành công hơn đơn giản vì đó là một thị trường khổng lồ với hàng trăm triệu người dùng số tiên tiến và một chiến dịch đổi mới sáng tạo trên cả nước được dẫn dắt bởi các nhà ra quyết định hàng đầu của đất nước.

“Đổi mới sáng tạo” và “tinh thần kinh doanh” đã đứng đầu chương trình nghị sự của chính phủ Trung Quốc từ năm 2014 như là xương sống của nỗ lực quốc gia để dịch chuyển phát triển kinh tế từ chế tạo sang nền kinh tế được lèo lái bởi đổi mới sáng tạo.

Tầm nhìn bắt nguồn từ “Made In China 2025” hoặc “Công nghiệp 4.0”, tận dụng các phân tích dữ liệu lớn và robot học, cũng như AI, được Bắc Kinh thiết kế theo hướng dẫn quốc gia gồm ba bước, để trở thành một cường quốc toàn cầu về AI vào năm 2030.

Sự sôi nổi về công nghệ đã nổi lên trước năm 2014, và quét qua toàn quốc một cách rõ ràng.

Có tới 17 khu trình diễn đổi mới sáng tạo cấp nhà nước, từ khu duyên hải Thẩm Quyến đến nội địa Thành Đô, đã được hội đồng Nhà nước lựa chọn, và cho phép xây dựng các chính sách tạo điều kiện để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng dựa trên các thế mạnh tương ứng và lợi thế địa lý.

Không giống Mỹ, nơi những công ty mạnh nhất tập trung trong một khu Silicon Valley rộng 4.801,8km2với một số tràn lấn vào gần San Francisco, ở Trung Quốc, các trung tâm công nghệ rải rác trên nhiều đô thị với các siêu đô thị: Bắc Kinh, Thượng Hải và Thẩm Quyến.

Các siêu đô thị, với một nền kinh tế mạnh và trù phú tài năng cũng là nơi đóng đô của các hãng công nghệ giá trị nhất Trung Quốc.

Thẩm Quyên, quê hương của công ty khổng lồ Trung Quốc, Tencent, cũng là nơi sinh ra của một số những hãng chế tạo thiết bị nổi tiếng thế giới của Trung Quốc, từ nhà sản xuất smartphone Huawei Technologies đến nhà sản xuất máy bay không người lái DJI, nơi gần các nhà máy ở tỉnh Quảng Đông phía nam giữ vai trò lợi thế.

Silicon Valley của Trung Quốc đe dọa nuốt chửng Hong Kong. Ảnh: TL

Hãng thương mại điện tử JD.com, hãng taxi chia sẻ Didi Chuxing và hãng search khổng lồ Baidu đóng tại Bắc Kinh, nơi một lượng lớn người dùng tiên tiến, và đông đảo nhà đầu tư vốn mạo hiểm chống lưng cho sự thành công của họ, cũng như các startup như hãng xe đạp chia sẻ Mobike và Ofo.

Trong khi có ít sự can thiệp của chính phủ Mỹ tác động đến Silicon Valley, các khuyến khích tài chính và các biện pháp của chính phủ thường được nhà nước Trung Quốc và các chính quyền địa phương tác động đến sự phát triển, cụ thể là ở các vùng có xu hướng nhưng không được kiểm soát như xe điện, AI, tự động hóa, và máy bay không người lái, Jenny Lee, đối tác quản lý hãng vốn mạo hiểm GGV Capital, cho biết.

“Ngoài các chính sách và quy định, có sự hỗ trợ đầu tư thường xuyên để giúp tạo ra các sản phẩm ban đầu trên thị trường. Hầu hết các chính sách sẽ hỗ trợ toàn bộ hệ sinh thái, từ những tay chơi lớn đến các startup nhỏ,” Lee nói.

Mở rộng theo chỉ đạo từ Hội đồng nhà nước, các cơ quan trung ương và địa phương đã đưa ra hơn 780 quỹ hướng dẫn của chính phủ được vốn hóa bởi thuế doanh thu và các khoản vay do nhà nước bảo đảm trị giá lên đến 2.000 tỷ nhân dân tệ, theo một bản tin củaXinhuanăm 2015, tiêu biểu cho số tiền tài trợ khởi nghiệp lớn nhất so với bất kỳ chính phủ nào trên thế giới.

Chính quyền trung ương cũng đưa ra hơn 1.600 vườn ươm công nghệ cao khắp Trung Quốc, và hơn 20% Quỹ an sinh xã hội nhà nước đã phân bổ cho vốn mạo hiểm và đầu tư cổ phần tư nhân.

Các nhà tư bản mạo hiểm và tư vấn như Matthew Graham cho biết chính các biện pháp của chính phủ đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ công xưởng thế giới trở thành một cường quốc kinh doanh.

“Nhưng vẫn còn phải xem bộ công cụ công nghiệp hóa có thể được thích nghi với một thời đại kinh doanh hay không,” Graham, giám đốc điều hành hãng tư vấn đầu tư đặt trụ sở tại Bắc Kinh, Sino Global Capital, nói.

Tuy nhiên, các công ty Internet hàng đầu của Trung Quốc phát triển mạnh trên sân nhà với các giá trị thị trường mở rộng nhanh chóng, vì hầu hết dịch vụ của các hãng công nghệ khổng lồ ở Silicon Valley đều bị tường lửa Trung Quốc chặn.

Được nâng đỡ, Baidu, Alibaba, Tencent và JD.com đã có một thị trường vốn hóa lên đến 950,35 tỷ USD, vượt quá 665 tỷ USD của các tay chơi toàn cầu lâu đời Intel, Cisco Systems, Oracle và IBM.

Và giá trị kết hợp đó chỉ phản ánh kinh doanh chính của họ, cho đến nay hầu hết nằm ở Trung Quốc. Mỗi một công ty đang có những tham vọng tăng trưởng ra khắp thế giới.

Tương đối sôi động là các kỳ lân – những doanh nghiệp tư nhân được định giá 1 tỷ USD trở lên. Nhóm đầy đã tăng trưởng theo cấp số nhân trong ba năm qua.

Giữa năm 2010 đến 2013, các nhà đầu tư đánh giá không có một công ty Trung Quốc nào trở thành kỳ lân trong một năm. Năm 2014, 5 công ty được xếp vào hạng kỳ lân.

Bảy tháng đầu năm nay đã chứng kiến 13 công ty Trung Quốc đăng quang kỳ lân, theo hãng nghiên cứu CB Insights. Con số này so sánh với 16 kỳ lân của Mỹ từ tháng 1 đến tháng 6.

“Điều chúng tôi thấy nổi lên trong thời gian qua là kết quả của các nước và các đô thị cố gắng sao chép và xây dựng dựa trên thiết kế đổi mới sáng tạo của Silicon Valley, và sự gia tăng mức độ thành công của họ,” Tim Zanni, chủ tịch toàn cầu và Mỹ của hãng công nghệ, truyền thông và viễn thông KPMG, nói.

“Người ta có thể tranh luận có hay không việc sao chép Silicon Valley, nhưng các lợi ích của nỗ lực đó là không thể chối cãi,” ông nói hồi đầu năm nay trong báo cáo “Các trung tâm đổi mới sáng tạo công nghệ toàn cầu”.

Báo cáo, dựa trên một khảo sát hơn 800 nhà lãnh đạo công nghệ trên toàn cầu, nhận thấy rằng các đô thị ở Mỹ và Trung Quốc dự kiến sẽ trở thành 6 trong 10 trung tâm đổi mới sáng tạo bên ngoài Silicon Valley/San Francisco, trong vòng bốn năm tới, với Thượng Hải dẫn đầu bảng.

Chỉ riêng chính sách của chính phủ không thể thúc đẩy đổi mới sáng tạo, và không có một kế hoạch thương mại khả thi, khó lòng một startup tồn tại, khó mà thành công ở Trung Quốc, đồng sáng lập và CEO Hao Jianan của Tusimple đóng trụ sở chính ở Bắc Kinh, một startup tập trung vào xe tải tự hành, nói. “Nhưng sẽ không thành công nếu chỉ theo sách vở,” ông nói.

Ngay cả với những con số tăng trưởng đầy ấn tượng, Silicon Valley với một lịch sử lâu dài hơn, vẫn có ưu thế khi thu hút tài năng thế giới và nghiên cứu và phát triển dài hạn.

Và một số yếu tố cơ bản thậm chí không phải về công nghệ. Trung Quốc tiếp tục hạn chế luồng thông tin tự do như hạn chế truy cập internet. Nhận thức về một sân chơi nghiêng về thuận lợi cho doanh nghiệp bản địa và sự ô nhiễm có thể ngăn cản các doanh nhân và chuyên gia tham vọng.

Cũng có một sự thiếu hụt về nghiên cứu khoa học chuyên sâu, điều cần thiết đối với đổi mới công nghệ, theo các nhà tư bản và đầu tư mạo hiểm.

Trung Quốc cũng cần phải linh hoạt hơn khi nói đến tính di động và thuế thu nhập để thu hút tài năng toàn cầu, điều kiện tiên quyết để là một nhà lãnh đạo trong đổi mới, theo Pony Ma Huateng, đồng sáng lập và chủ tịch của Tencent, công ty dẫn đầu về dự án Greater Bay để tích hợp Hong Kong, Macau và chín đô thị ở thỉnh Quảng Đông trở thành một trung tâm công nghệ.

“Tôi nghĩ Trung Quốc có nguồn tài năng tiếp tục tăng trưởng tại địa phương và bằng cách thu hút nhiều hơn từ hải ngoại chuyển đến Trung Quốc,” Lee của GGV Capital nói.

“Silicon Valley sẽ tiếp tục giữ cho chính nó như là một trung tâm xuất sắc, nhưng những startup đang tận dụng nguồn tài năng ở cả hai thị trường và không chỉ hạn chế các công ty của họ trong một nước. Sẽ là quá vội vàng để nói rằng chỉ có Silicon Valley có đổi mới sáng tạo, điều đó không đúng,” bà nói.

Tháng trước Ben Hu giành được 100 triệu USD nữa cho ứng dụng Liulishuo trong vòng mới nhất về huy động vốn do China Media Capital và Wu capital dẫn đầu, cùng với các nhà đầu tư trước đó đã cung cấp vốn hạt giống cho công ty vào năm 2013 cũng tham gia.

Trần Bích(theo SCMP)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Silicon Valley của Trung Quốc nằm đâu?