Trong khi Uber đã ngưng hoạt động tại Việt Nam, Thái Lan, Indonesia... thì cơ quan chống độc quyền của Singapore và Philippines đã dùng luật Cạnh tranh để can thiệp và tạm đình chỉ thương vụ này nhằm điều tra khả năng Grab độc quyền thị trường.

Singapore, Philippines dùng luật Cạnh tranh đình chỉ thương vụ Grab - Uber

Anh Thư | 10/04/2018, 09:31

Trong khi Uber đã ngưng hoạt động tại Việt Nam, Thái Lan, Indonesia... thì cơ quan chống độc quyền của Singapore và Philippines đã dùng luật Cạnh tranh để can thiệp và tạm đình chỉ thương vụ này nhằm điều tra khả năng Grab độc quyền thị trường.

Theo thỏa thuận hợp nhất với Grab, Uber ngừng mọi hoạt động tại khu vực Đông Nam Á kể từ ngày 9.4.2018. Điều này đã diễn ra tại Việt Nam nhưng tại Singapore và Philippines, ứng dụng Uber vẫn hoạt động bình thường.

Căn cứ nào khiến chính phủ Singapore và Philippines có thể làm như vậy? Cơ quan chống độc quyền của 2 quốc gia này đã vận dụng quy định cụ thể của luật Cạnh tranh nước mình để can thiệp hợp pháp vào thương vụ này trong khi chưa thể chứng minh được thị phần của Grab sau khi sáp nhập Uber có vượt qua ngưỡng xác định độc quyền hay không.

Có vẻ như tham vọng thâu tóm thị trường Đông Nam Á của Grab không dễ dàng và nhanh chóng như họ tưởng.

Singapore

Tại đảo quốc sư tử này, một giao dịch sáp nhập sẽ bị cấm khi Ủy ban Cạnh tranh xác định lợi ích có được từ vụ sáp nhập nhỏ hơn tác hại mà nó mang lại, dựa trên các dữ liệu về % thị phần, chính sách giá và ưu đãi cho người tiêu dùng và đối tác...

Tuy nhiên, bản thân thị phần cũng không được coi là yếu tố quyết định sức mạnh thị trường ở Singapore mà cần xem xét các yếu tố khác như rào cản gia nhập, phản ứng của người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh.

Ngoài ra, luật Cạnh tranh Singapore vẫn có khả năng áp dụng ở bên ngoài lãnh thổ. Về nguyên tắc, nó sẽ chophép cơ quan quản lý chống lại những hành vi phản cạnh tranh tuy diễn ra ở nước ngoài nhưng lại có tác động xấu tới nền kinh tế Singpapore.

Phillipines

Trong khi đó luật Cạnh tranh của Philippinesyêu cầu các thương vụ đều phải trình lên Ủy ban Cạnh tranh xem qua và có nghĩa vụ đáp ứng đòi hỏi thông tin từ ủy ban này. Trong thời gian tối đa 90 ngày kể từ ngày ra quyết định can thiệp, mọi hoạt động mua bán sáp nhập đều bị đình chỉ.

Thực tế Phillipines đã đi trước khi định danh Grab, Uber thuộc nhóm các "công ty vận tải" vào năm 2015. Nước này cũng giới hạn số lượng phương tiện tham gia dịch vụ chia sẻ ô tô là 65.000 xe đối với tất cả công ty và tiến hành đánh giá 3 tháng một lần.

Hiện tại, có ít nhất 3 hãngkhác đang nộp đơn xin gia nhập thị trường Philippines nhưng vẫn phải chờ ít nhất cho tới khi thương vụ Grab - Uber ngả ngũ.

Việt Nam

Sau khi thông tin Grab mua lại Uber Đông Nam Á được công bố ngày 26.3, đến ngày 8.4, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng mới rathông báo mới nhất về thương vụ này.

Thông báo cho biết, tại buổi làm việc mới đây thìđại diện GrabTaxi chưa đưa ra được các căn cứ cụ thểchứng minh cho nhận định của mình về thị phần liên quan (Grab nói mình chỉ chiếm 30% thị trường sau hợp nhất). Do vậy, Cục đã khuyến nghị GrabTaxi cung cấp các căn cứ này, đồng thời đánh giá kỹ thị phần kết hợp của Grab và Uber để bảo đảm tuân thủ các quy định của luật Cạnh tranh trước khi tiến hành giao dịch trên thị trường Việt Nam.

Theo quy định của luật Cạnh tranh, trường hợp thị phần kết hợp của các bên chiếm từ 30-50% trên thị trường liên quan mà không thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi thực hiện, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước đó. Vượt quá 50% thì giao dịch có khả năng bị cấm thực hiện.

Tuy nhiên, điều đáng nói là ứng dụng Uber đã hoàn toàn ngưng dịch vụ tại Việt Nam từ ngày 8.4 và khuyến cáo khách hàng tải ứng dụng Grab về để sử dụng.

Trong thời điểm chuyển giao đó nhiều khách hàng bức xúc khi không đặt được xe Grab, thậm chí họ phát hiệncùng một đoạn đường như trước đây nhưng giá dịch vụ xe Grab đã tăng hơn 5.000 - 7.000 đồng.

Ngày 7.4, phía Grab nói rằng hệ thống củahọ gặp một số gián đoạn nhỏ khiếnkhách hàng có thể không kết nối được. Đến ngày 8.4 thì hệ thống hoạt động bình thường, nếukhách hàng không đặt được xe thì là do nhằm vào giờ cao điểm.

Các nước Đông Nam Á khác

Cùng với Việt Nam, Uber cũng đã dừng hoạt động ở Myanmar, Indonesia,Thái Lan, Campuchia và "nước chủ nhà"Malaysia, các thông báo đã được gửi đến cho người dùng.

Theo lời Giám đốc Grab Indonesia - Ridzki Kramadibrata thì 75% lái xe Uber ở Indonesi đã chuyển sang Grab từ 6.4. Thế nhưng một tài xế Uber miễn cưỡng chuyển qua Grab nói rằng anh phải cạnh tranh với nhiều tài xế khác trong ứng dụng này bởi "mức độ cạnh tranh ở Uber ít hơn".

Đây được xem là thỏa thuận sáp nhập lớn nhất từ trước tới nay tại khu vực Đông Nam Á. Với thỏa thuận này, Grab sẽ tích hợp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đặt xe công nghệ và giao nhận thức ăn của Uber tại Đông Nam Á vào nền tảng công nghệ tài chính và di chuyển đa phương thức hiện có của Grab.

A.Thư tổng hợp
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Singapore, Philippines dùng luật Cạnh tranh đình chỉ thương vụ Grab - Uber