Bắt đầu sang tuổi 30, khả năng thụ thai giảm ít nhiều. Và khi chờ đến trên 35 tuổi thì việc “làm mẹ” trở nên khó khăn rõ rệt.

Sinh con trễ và những nguy cơ tiềm ẩn

24/06/2015, 10:15

Bắt đầu sang tuổi 30, khả năng thụ thai giảm ít nhiều. Và khi chờ đến trên 35 tuổi thì việc “làm mẹ” trở nên khó khăn rõ rệt.

Khả năng sinh sản của phụ nữ giảm dần theo tuổi. Phụ nữ có thai và sinh nở tốt nhất vào khoảng từ 19-29 tuổi. Bắt đầu sang tuổi 30, khả năng thụ thai giảm ít nhiều. Và khi chờ đến trên 35 tuổi thì việc “làm mẹ” trở nên khó khăn rõ rệt, thậm chí nếu hoài thai cũng rất nhiều rủi ro trong suốt quá trình mang thai, sinh nở.

Chức năng của buồng trứng suy giảm theo thời gian

Phụ nữ ở các thành phố lớn ngày càng có xu hướng lập gia đình và có con muộn hơn. Thậm chí, nhiều bạn gái trẻ bây giờ quan niệm: 28-30 tuổi mới lập gia đình là chuyện bình thường. Tuy nhiên, cần chú ý rằng tuổi của phụ nữ để có thai và sinh nở tốt nhất là từ 19-29 tuổi. Điều đó nghĩa là nếu bạn lập gia đình muộn, hãy cố gắng sắp xếp để có con ngay.

Trên 35 tuổi, khả năng có thai của phụ nữ giảm nhiều. Các tai biến khi mang thai và sinh nở cũng cao hơn. Trẻ sinh ra từ bà mẹ trên 35 tuổi có tỉ lệ dị tật, tỉ lệ bất thường về phát triển tâm sinh lý cao hơn trẻ bình thường.
Ảnh hưởng của tuổi vợ
Kết quả điều trị kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại Khoa Hiếm muộn Bệnh viện Phụ Sản cho thấy tỉ lệ có thai cao nhất ở nhóm nhỏ hơn 25 tuổi và chỉ thay đổi ít từ trên 25 đến 30 tuổi. Trong khi đó, tỉ lệ có thai giảm rõ rệt khi phụ nữ bắt đầu trên 35 tuổi. Khả năng thành công tiếp tục giảm dần sau đó và xuống rất thấp khi người vợ trên 40 tuổi.
Ngoài ra, phụ nữ trẻ tuổi thường sử dụng ít thuốc để kích thích buồng trứng hơn, chi phí điều trị thấp hơn. Một số phụ nữ trẻ tuổi, có thể có thai khi bơm tinh trùng với chu kỳ tự nhiên, không cần kích thích buồng trứng.
Thụ tinh trong ống nghiệm cũng liên quan tuổi
Với các trường hợp TTTON, tỉ lệ có thai đạt xấp xỉ 50% đối với bệnh nhân từ 30 tuổi trở xuống. Tỉ lệ này giảm chỉ còn khoảng 20% nếu bệnh nhân vượt quá 35 tuổi. Hầu như không có bệnh nhân nào trên 45 tuổi có thai.

Các trường hợp người vợ lớn tuổi còn gặp một số bất lợi khác khi điều trị TTTON, ví dụ như:

• Phụ nữ lớn tuổi có tỉ lệ sẩy thai và sinh non cao hơn dẫn đến tỉ lệ có con sống, khỏe mạnh về sau giảm hơn nhiều.

• Phụ nữ lớn tuổi có tỉ lệ đáp ứng kém với thuốc, phải ngưng điều trị cao hơn. Tỉ lệ có thai trên chỉ tính trên các trường hợp có chuyển phôi, nếu tính tổng cộng trên các trường hợp ban đầu, tỉ lệ này còn thấp hơn.

Phụ nữ lớn tuổi cần tiêm số lượng thuốc nhiều hơn để kích thích buồng trứng, dẫn đến chi phí cho một lần điều trị có thể tăng lên gấp đôi. Phụ nữ lớn tuổi khi điều trị vô sinh thường gặp nhiều bất lợi khi chi phí cao, tỉ lệ thành công thấp. Khi có thai, tỉ lệ tai biến, biến chứng khi mang thai và khi sinh tăng, đồng thời tỉ lệ trẻ sinh ra bất thường cũng tăng.

Nếu bạn không muốn phải rơi vào cảnh hiếm muộn…

Đừng đợi đến lúc “ổn định” hết nhà cửa, công việc rồi mới… ngơ ngác quay nhìn lại cuộc sống gia đình và nhận ra rằng đã khá trễ để có con. Hãy nỗ lực làm tốt các biện pháp sau:

• Phụ nữ sau khi lập gia đình nên có con trước 35 tuổi, tốt nhất trước 30 tuổi, đừng để quá lớn tuổi mới tính đến việc có con.

• Phụ nữ lớn tuổi (xấp xỉ 35 tuổi), khi chậm có con, nên đi điều trị sớm. Nếu đã biết được nguyên nhân, nên chọn những phương pháp có thể đạt tỉ lệ thành công cao trong thời gian ngắn để tranh thủ quĩ thời gian.

• Xin trứng của người trẻ tuổi và làm TTTON với tinh trùng chồng. Người vợ vẫn có thể mang thai và sinh đẻ bình thường, chi phí điều trị thấp hơn, tỉ lệ thành công cao hơn và tỉ lệ trẻ sinh ra bất thường cũng giảm.

Hà Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
3 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sinh con trễ và những nguy cơ tiềm ẩn