Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, 17 tuổi đã sinh con, bà Denis Johnson trở thành triệu phú nổi tiếng năm 23 tuổi. Triết lý dạy con của bà cũng gây ấn tượng sâu sắc.
Những người giàu có thường biết rõ các mục tiêu nào nên đặt ra cho con cái của họ. Họ biết mình chính là những người đang nuôi dưỡng nhân tài tương lai cho đại học Harvard, những nhà quản lý cấp cao, những bác sỹ giỏi, thậm chí là các tổng thống. Trong khi đó, những người có cuộc sống bình thường thì sinh con và giáo dục chúng với một suy nghĩ: biết đâu con mình sẽ trở thành người may mắn?
Nữ triệu phú chụp ảnh cùng con gái và các cháu. |
Ai là người bạn tốt nhất đối với một đứa trẻ? Chắc chắn mọi người sẽ nghĩ ngay tới tivi, máy tính và điện thoại di động. Tuy nhiên, những đứa trẻ nhà Denis Johnson lần đầu tiên được dùng điện thoại di động là lúc 16 tuổi, chiếc máy tính cũ của bố cũng là chiếc máy tính đầu tiên chúng được sử dụng, còn ti vi trong nhà không hề có.
"Các con tôi không được dùng điện thoại di động vì chúng không thể tự kiếm đủ số tiền để mua nó. Điện thoại di động không hề có lợi, nó làm cho con người không biết cách tổ chức và sắp xếp thời gian của mình. Còn ti vi thì trình chiếu những chương trình không có thực về cuộc sống đối với trẻ nhỏ. Những bộ phim hoạt hình dạy con bạn điều thực tế về cuộc sống mà chúng sẽ phải đối diện?....", bà Johnson nói.
Dạy con yêu lao động
Hãy dạy con biết làm việc từ khi còn nhỏ và chính người mẹ trong gia đình là người chỉ đạo và phân công công việc cho các con.
Theo bà Johnson, trong gia đình trẻ em phải biết làm những công việc nhà đơn giản từ khi 2 tuổi. Tới năm 11 tuổi, một đứa trẻ hoàn toàn có thể tự lập và có thể làm được mọi việc trong gia đình.
“Chúng (những đứa con) phải trả tiền cho những chi phí ăn, ở trong nhà chúng tôi. Trong cuộc sống, không có gì là miễn phí”, nữ triệu phú nói.
Cũng theo lời Johnson, trong nhà bà từ trước tới nay không hề xuất hiện sự có mặt của đầu bếp, người giúp việc hay vú em. Tất cả mọi công việc trong nhà đều do các thành viên tự quán xuyến.
Cần phải để cho các con làm những công việc mà chúng không thích bởi vì chính việc này sẽ giúp hình thành nên tính cách và ý chí của đứa trẻ. Nếu những đứa trẻ chỉ làm những công việc mà chúng thích thì điều này sẽ không mang lại nhiều lợi ích.
Bố mẹ không phải "máy rút tiền" của con
"Tôi cho con 50 USD một năm để mua giày dép và mua thêm 4 cái quần jean. Với số tiền này chúng sẽ không thể mua được một đôi giày sang trọng. Tuy nhiên, nếu muốn chúng phải tự đi kiếm tiền!”, bà nói.
Những đứa trẻ chỉ cần trang bị những cái gì là cần thiết nhất, còn mong muốn của bản thân chúng thì chúng cần phải tự thực hiện bằng chính hành động của mình.
“Điều tồi tệ nhất đối với cha mẹ đó là quan niệm cố gắng kiếm tiền để chu cấp đầy đủ cho con những gì mà thời nhỏ bố mẹ khổ sở vì thiếu thốn. Làm như vậy khi trẻ lớn lên bước ra xã hội chúng sẽ không thể nào tự lập được và sẽ là thời kỳ vô cùng khó khăn đối với chúng”, nữ triệu phú tâm sự.
Chi tiêu hay tiết kiệm?
Tiêu tiền chỉ có hai sự lựa chọn: hoặc là mua những thứ không cần thiết hoặc dạy trẻ rằng chi tiêu cần phải tiết kiệm, làm việc để kiếm tiền và dùng tiền để đầu tư.
"Làm thế nào để bạn khuyến khích một đứa trẻ không chi tiền vào những thứ không cần thiết? Trong nhà của chúng tôi có một quy tắc: Nếu con dành dụm được 10 USD, thì tôi sẽ cho nó thêm 10 USD nữa. Và khi con tiết kiệm được kha khá thì chúng cũng chỉ được phép mua những đồ dùng cần thiết hữu ích như một chiếc xe đạp, một nhạc cụ hay một cuộc dã ngoại”, bà chia sẻ.
Dạy con sự hào phóng
Phần lớn những người thành đạt thường là những người hào phóng. Họ sống rất thoáng và không hề ganh tị với những người khác. Hãy dạy con bạn tôn trọng đức tính này.
Theo adme.ru/Trí thức trẻ